Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 3 năm 2015 Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Nhằm giúp các bạn ôn thi đại học khối B ôn thi tốt môn Sinh, VnDoc.com xin giới thiệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 3 năm 2015 Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi quan trọng sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 3 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
SỞ GD – ĐT HẢI DƯƠNG
| ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 | |
Mã đề thi 232 |
Câu 1: Ở một loài động vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 40cM. Hai cặp gen D,d và E,e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 20cM. Cho phép lai: AB/ab De/dE Rr x Ab/ab de/de rr. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ
A. 0,75% B. 0,15% C. 0,25% D. 0,5%
Câu 2: Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò trả lại các chất vô cơ cho môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất là
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân giải.
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
Câu 3: Khi nói về đại tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này. B. Cây có hoa ngự trị.
C. Ở kỉ Thứ tư (kỉ Đệ tứ) khí hậu lạnh và khô. D. Ở kỉ Thứ ba (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người.
Câu 4: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông kháng sâu hại của vi khuẩn.
(4) Tạo ra giống nho không có hạt.
(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người.
(6) Tạo giống lúa "gạo vàng"có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
Các thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen là:
A. (1), (3), (4), 5). B. (1), (3), (6). C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (3), (5).
Câu 5: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài
A. động vật bậc thấp. B. động vật có vú.
C. thực vật sinh sản vô tính. D. thực vật sinh sản hữu tính.
Câu 6: Ở phép lai ♀Aabb × ♂AaBb, ở đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAabbbb. Đột biến được phát sinh ở
A. lần giảm phân II của giới đực và giảm phân I hoặc II của giới cái.
B. lần giảm phân I của cả hai giới.
C. lần giảm phân II của giới đực và giảm phân I của giới cái.
D. lần giảm phân I của giới đực và lần giảm phân II của giới cái.
Câu 7: Khi nói về nhân tố tiến hóa, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhân tố đột biến và giao phối không ngẫu nhiên?
A. Làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể, tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc.
C. Làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách chậm chạp và không định hướng.
D. Làm xuất hiện các kiểu gen mới, trong đó có cả kiểu gen thích nghi và cả những kiểu gen không thích nghi.
Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
Câu 9: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do các gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 7 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 60 cm; kiểu hình cao 75 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2 thu được:
(1) Cây cao nhất có chiều cao 80 cm.
(2) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 70 cm.
(3) Cây có chiều cao 75 cm chiếm tỉ lệ 31,25%.
(4) F2 có 81 kiểu gen.
Phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3). B. (2), (4). C. (1), (4). D. (1), (3).
Câu 10: Khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2, lấy 5 cây F2 xác suất để có 3 cây hoa trắng là
A. 0,265. B. 0,311. C. 0,036. D. 0,077.
Câu 11: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy mô tế bào thực vật tạo ra các cây con.
(5) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.
(6) Lai xa giữa hai loài được F1, sau đó gây đột biến đa bội hóa F1 tạo thể song nhị bội.
Trong các phương pháp trên, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra đời con có kiểu gen khác với bố mẹ?
A. 3. B. 4 . C. 5. D. 6.
Câu 12: Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu là 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa. Biết rằng các cá thể dị hợp có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với cá thể đồng hợp, các cá thể có kiểu gen đồng hợp có khả năng sinh sản như nhau và bằng 100%. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, tần số các cá thể có kiểu gen đồng hợp trội là
A. 61,67%. B. 52,25%. C. 21,67%. D. 16,67%.
Câu 13: Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80 C.
(2) Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.
(3) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(4) Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.
(5) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(6) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?
A. 4. B. 2. C. 6. D. 3.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ?
A. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành. B. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã. D. ARN pôlimeaza liên kết với vùng khởi động P.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể?
A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 16: Trong các phát biểu sau về tiến hóa nhỏ, có mấy phát biểu sai?
(1) Quá trình tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn ra không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
(5) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 17: Thực hiện phép lai P: ♂ AaBbDdEe x ♀ AaBbddee. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, có quan hệ trội lặn hoàn toàn, mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường khác nhau và không có đột biến xảy ra. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen ở F1 giống kiểu gen bố, mẹ?
A. 6,25 B. 75% C. 12,5% D. 87,5%
Câu 18: Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
(1) Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
(3) Có thể dẫn đến làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Trong 5 đặc điểm trên, các yếu tố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 19: Khi nói về hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống) của quần xã.
B. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường.
C. Ở hệ sinh thái tự nhiên, con người phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ.
D. Con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 20: Ở một loài động vật, xét 3 lôcut gen, mỗi lôcut đều gồm 3 alen, trong đó lôcut I nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y, lôcut II và III liên kết với nhau trên NST thường. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen về 3 lôcut gen đó trong quần thể?
A. 425. B. 180. C. 360. D. 540.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
1 | A | 11 | C | 21 | D | 31 | D | 41 | B |
2 | B | 12 | C | 22 | C | 32 | C | 42 | A |
3 | D | 13 | A | 23 | C | 33 | C | 43 | C |
4 | C | 14 | A | 24 | B | 34 | B | 44 | A |
5 | D | 15 | A | 25 | D | 35 | B | 45 | A |
6 | C | 16 | C | 26 | B | 36 | B | 46 | A |
7 | D | 17 | C | 27 | D | 37 | A | 47 | A |
8 | A | 18 | A | 28 | D | 38 | B | 48 | A |
9 | A | 19 | C | 29 | B | 39 | D | 49 | D |
10 | A | 20 | B | 30 | C | 40 | B | 50 | B |