Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 5/2016 Sở GD-ĐT Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 5/2016 Sở GD-ĐT Bắc Giang được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm 50 câu hỏi trắc nghiêm, là tài liệu ôn tập và rèn luyện môn Sinh hữu ích, dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 tỉnh Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Thanh Hóa (Lần 1)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG (Đề thi có 7 trang) | ĐỀ TỰ LUYỆN THPT QUỐC GIA NĂM 2016 – SỐ 2 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút. |
Mã đề thi 132
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Người mắc Hội chứng Tớcnơ có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là:
A. 44 + XO. B. 44 + XXX. C. 44 + XY. D. 44 + XXY.
Câu 2: Trong các thể đột biến sau, xét về vật chất di truyền thể đột biến nào khác biệt nhất so với các dạng còn lại?
A. Người bị hội chứng Đao. B. Người bị bạch tạng.
C. Dưa hấu tam bội. D. Chuối trồng.
Câu 3: Khi nói về tháp sinh thái phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào tháp sinh thái ta có thể dự đoán hướng phát triển của quần xã trong tương lai.
B. Tháp sinh thái mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
C. Tháp năng lượng hoàn thiện nhất luôn có đáy lớn đỉnh bé.
D. Tháp số lượng được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng
B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ
C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.
Câu 5: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)?
A. Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh thường trong hệ sinh thái là rất thấp.
B. Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.
C. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.
D. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.
Câu 6: Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực đia lí. Giải thích nào sau dây hợp lí nhất?
A. Trong tự nhiên sự có chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư.
B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ một dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới.
C. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.
D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.
Câu 7: Ở một quần thể sinh sản hữu tính, do điều kiện sống thay đổi nên các cá thể của quần thể chuyển sang sinh sản vô tính làm cho nguồn biến dị di truyền của quần thể bị giảm. Nguyên nhân nào sau đây không gây ra hiện tượng trên?
A. Không có sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân.
B. Tốc độ sinh sản vô tính chậm hơn rất nhiều so với sinh sản hữu tính
C. Không có sự trao đổi chéo xảy ra giữa các nhiễm sắc thể.
D. Không có sự kết hợp các giao tử trong thụ tinh.
Câu 8: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp tạo ra giống mới mang nguồn gen của một loài sinh vật?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. (2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài. (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
(5) Chọn dòng tế bào xoma có biến dị
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 9: Bệnh phêninkêtô niệu là do:
A. Đột biến gen trên NST giới tính.
B. Đột biến cấu trúc trên NST thường.
C. Đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin.
D. Đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.
Câu 10: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.
B. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
Câu 11: Trong các hệ sinh thái, các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì:
A. các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phái tốn nhiêu năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi
B. các sinh vật sản xuất (như thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ (như chim, thú)
C. sinh khối phụ thuộc vào lượng quang năng mặt trời cung cấp cho khu vực, phân lớn quang năng phản xạ lại vào vũ trụ.
D. hiệu suất sinh thái thấp và hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hóa thành sinh khối là thấp.
Câu 12: Cho các phương pháp:
(1) Dung hợp tế bào trần. (2) Cấy truyền phôi.
(3) Nhân bản vô tính. (4) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
(5) Tự thụ phấn liên tục từ 5 đến 7 thế hệ kết hợp với chọn lọc.
Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là:
A. 4, 5. B. 2, 3, 4. C. 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 13: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng:
A. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành
B. Cơ thể sinh vật trưởng thành sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
C. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng
D. Những loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực
Câu 14: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sức chống chịu tốt. B. Sinh trưởng phát triển tốt.
C. Khả năng sinh sản cao. D. Năng suất cao.
Câu 15: Khi nói về xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
A. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng B. Tính đa dạng về loài tăng
C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016
Câu | Mã đề 132 | Mã đề 209 | Câu | Mã đề 132 | Mã đề 209 |
1 | A | D | 26 | D | D |
2 | B | A | 27 | D | B |
3 | A | B | 28 | B | B |
4 | B | D | 29 | D | A |
5 | A | A | 30 | B | A |
6 | A | B | 31 | D | C |
7 | B | A | 32 | C | B |
8 | A | C | 33 | B | D |
9 | C | D | 34 | D | A |
10 | D | D | 35 | C | B |
11 | D | C | 36 | B | D |
12 | A | D | 37 | D | D |
13 | C | A | 38 | A | C |
14 | C | A | 39 | D | B |
15 | A | B | 40 | B | C |
16 | A | D | 41 | B | A |
17 | C | C | 42 | C | C |
18 | C | D | 43 | C | B |
19 | B | C | 44 | A | B |
20 | C | C | 45 | B | B |
21 | C | C | 46 | C | B |
22 | D | A | 47 | B | C |
23 | A | A | 48 | D | B |
24 | A | D | 49 | B | B |
25 | C | C | 50 | D | A |