Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức môn Sinh hiệu quả, từ đó chuẩn bị và sẵng sàng cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016 sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

TỔ SINH – KTNN.

ĐỀ THI THỬ THPT UỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: SINH HỌC

Câu 1. Một axit amin có thể được mã hóa bằng hai hay nhiều bộ ba khác nhau. Đây là tính chất nào của mã di truyền?

A. Tính thoái hóa.

B. Tính đặc hiệu.

C. Tính phổ biến.

D. Tính ngoại lệ.

Câu 2. Vật chất di truyền của sinh vật là

A. ADN.

B. ARN.

C. Nuclêotít.

D. Axít nuclêic.

Câu 3. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Một gen cấu trúc có ba vùng chức năng là: vùng điều hòa, vùng khởi động và vùng kết thúc.
  2. Tần số đột biến gen chỉ phụ thuộc và cấu trúc gen. Nếu gen bền vững thì đột biến ít xảy ra, nếu gen kém bền vững thì đột biến dễ xảy ra và tạo thành nhiều alen.
  3. Enzim ADN - polimeraza chỉ có khả năng lắp ghép các nuclêotít tự do vào nhóm 3' – OH sẵn có mà không có khả năng tạo ra nhóm 3' – OH tự do đầu tiên.
  4. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định gọi là một gen.
  5. Hầu như toàn bộ phân tử ADN đều chứa thông tin di truyền, chỉ một phần rất nhỏ có chức năng điều hòa hay không hoạt động.
  6. Vùng kết thúc của gen có chức năng kết thúc quá trình dịch mã.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4. Xét vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ. Đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêotít này bằng một cặp nuclêotít sẽ:

A. làm thay đổi một bộ ba mã hóa của gen và làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi poli péptít.

B. có thể làm thay đổi một bộ ba mã hóa của gen và có thể làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi poli péptít hay chuỗi poli péptít ngắn hơn bình thường.

C. làm thay đổi một bộ ba mã hóa của gen và có thể làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipéptít hay chuỗi poli péptít ngắn hơn bình thường.

D.làm thay đổi một bộ ba mã hóa của gen và có thể làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi poli péptít hoặc không tổng hợp được chuỗi poli péptít hay chuỗi poli péptít ngắn hơn bình thường.

Câu 5. Trong quá trình hoạt động của operôn Lac, nếu môi trường có lactose thì

A. prôtêin ức chế liên kết vào vùng vận hành để ngăn chặn quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

B. prôtêin ức chế liên kết vào vùng khởi động để ngăn chặn quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

C. prôtêin ức chế không liên kết được vào vùng vận hành, enzim ARN - polimeraza sẽ liên kết vào vùng khởi động làm cho các gen cấu trúc phiên mã.

D. prôtêin ức chế liên kết được vào vùng khởi động, enzim ARN - polimeraza sẽ liên kết vào vùng vận hành, làm cho các gen cấu trúc phiên mã.

Câu 6. Trong các dang đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến không làm thay đổi lượng vật chất di truyền trong phạm vi một NST là

A. chuyển đoạn tương hỗ, đảo đoạn.

B. đảo đoạn, chuyển đoạn trong cùng một NST, chuyển đoạn tương hỗ.

C. lặp đoạn và mất đoạn.

D.chuyển đoạn trong cùng một NST, đảo đoạn.

Câu 7. Trong đột biến cấu trúc NST, có hiện tượng một NST này gắn vào (sáp mhập vào) NST khác hay một cặp NST này gắn vào (sáp mhập vào) một cặp NST khác. Dạng đột biến cấu trúc NST này có tên gọi là

A. chuyển đoạn trong cùng một NST.

B. chuyển đoạn trong cùng một NST, chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.

C. chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.

D. chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 8. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 36. Loài trên có số kiểu thể ba và số kiểu thể bốn kép lần lượt là:

A. 36 và 18.

B. 18 và 18.

C. 37 và 153.

D. 18 và 153.

Câu 9. Hậu quả của đột biến đảo đoạn NST là:

A. vật chất di truyền của cơ thể không bị mất đi nên ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nhưng ở thể dị hợp tử, quá trình giảm phân trao đổi chéo ở vùng đảo đoạn , đã tạo ra những giao tử bất thường dẫn đến hợp tử không có sức sống.

B. vật chất di truyền của cơ thể không bị mất đi nên ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến và quá trình giảm phân xảy ra bình thường không ảnh hưởng gì đến sức sống, khả năng thích nghi và khả năng sinh sản ở đời con.

C. vật chất di truyền bị thay đổi làm mất cân bằng gen,thường gây chết, giảm sức sống hay mất khả năng sinh sản hoặc sinh sản được nhưng đời con sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nể.

D. vật chất di truyền của cơ thể không bị mất đi không gây ảnh hưởng nghiên trọng đến sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến, làm tăng cường hay giảm bớt cường độ biểu hiện của tính trạng.

Câu 10. Một đoạn phân tử ADN gồm 146 cặp nuclêotít quấn quanh một khối cầu có 8 phân tử prôtêin histon. Thông tin trên nói về

A. cấu trúc nuclêotít.

B. cấu trúc nuclêoxom.

C. cấu trúc NST.

D. cấu trúc axít nuclêic.

Câu 11. Mỗi gen qui định một tính trạng , các gen qui định tính trạng là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường, không phát sinh đột biến mới, tính theo lý thuyết, phép lai sau PAAaaBbbb × AAaaBb, cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là

A. 105 : 35 : 3 :1.

B. 35 : 11 : 3 :1.

C. 1225 : 105 : 35 :1.

D. 9 : 3 : 3 : 1.

Câu 12. Quá trình giảm phân và thụ tinh đều bình thường, cho phép lai sau:

P- AA mm × bbDDEE (1)
F1: Am bDE
↓(2)
F1 - AAmm bbDDEE (3).

Các số (1), (2), (3) có tên gọi lần lượt là

A. Phép lai - Giao tử - Hợp tử.

B. Lai khác loài - Hợp tử - Đời con lai.

C. Lai xa - Thể lưỡng bội bất thụ - Thể song nhị bội hữu thụ.

D. Lai xa – Đa bội hóa - Thể song nhị bội hữu thụ.

Câu 13. Do các tác nhân vật lý, hóa học hay sinh học, làm cho một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào là nguyên nhân gây ra dạng đột biến

A. cấu trúc NST.

B. số lượng NST.

C. lệch bội.

D. đa bội.

Câu 14. Hàm lượng ADN tăng gấp bội so với thể lưỡng bội bình thường nên quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, tế bào và cơ quan sinh dưỡng rất to, cơ thể sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, chống chịu khỏe. Đây là hậu quả của dạng đột biến

A. lệch bội.

B. đa bội.

C. gen.

D. cấu trúc NST.

Câu 15. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li là

A. sự phân li đồng đều của các NST trong cặp tương đồng, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khác nhau trong thụ tinh tạo thành hợp tử.

B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và cái trong thụ tinh.

C. sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatít khác nguồn trong cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng các gen trong cùng một cặp NST đổi chỗ cho nhau trong giảm phân hình thành giao tử.

D. các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1

A

11

A

21

C

31

B

41

C

2

D

12

D

22

A

32

B

42

B

3

A

13

C

23

A

33

B

43

A

4

D

14

B

24

A

34

D

44

D

5

C

15

A

25

D

35

A

45

A

6

D

16

A

26

B

36

C

46

B

7

D

17

A

27

C

37

A

47

B

8

D

18

D

28

A

38

B

48

D

9

A

19

B

29

A

39

A

49

A

10

B

20

C

30

A

40

B

50

B

Đánh giá bài viết
1 345
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm