Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1) gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nam Phù Cừ, Hưng Yên (Lần 2)

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

TỔ HÓA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . .

MÃ ĐỀ 132

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23;Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Cr = 52

Câu 1: Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, công thức của xenlulozo có thể viết là

A. [C6H7O3(OH)2]n B. [C6H7O2(OH)3]n C. [C6H8O2(OH)3]n D. [C6H5O2(OH)3]n

Câu 2: Trong quá trình ăn mòn điện hoá học, xảy ra

A. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm. B. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương.

C. sự oxi hoá ở cực dương. D. sự khử ở cực âm.

Câu 3: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Xút. B. Muối ăn. C. Cồn. D. Giấm ăn.

Câu 4: Cho các chất sau: NH3, HCl, SO3, N2. Chúng có kiểu liên kết hoá học nào sau đây?

A. Liên kết cộng hoá trị. B. Liên kết cộng hoá trị phân cực.

C. Liên kết cộng hoá trị không phân cực. D. Liên kết ion.

Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. CH3NHCH2CH3. B. (CH3)2NCH2CH3. C. C6H5NH2. D. CH3CH2 NH2.

Câu 6: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 7: Chất nào sau đây khi cho tác dụng với HBr theo tỷ lệ mol 1:1 thu được 2 dẫn xuất monobrom (tính cả đồng phân hình học)?

A. propin B. etilen C. isobutilen D. isopren

Câu 8: Công thức hóa học của muối sắt (II) sunfat là:

A. FeSO4 B. FeS C. Fe2(SO3)3. D. Fe2(SO4)3.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa

Câu 10: Hợp chất X có công thức phân tử C4H9O2N, X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư khi đun nóng thoát ra khí Y làm xanh quì ẩm, có tỉ khối so với hidro 15,5. Xác định công thức cấu tạo của X

A. CH3-CH=CH-COONH4. B. CH2=CH-COONH3CH3.

C. CH2=CH-CH2-COONH4. D. CH3-COONH3CH=CH2.

Câu 11: Cho 6,5 gam Zn tác dụng vừa hết với dung dịch chứa m gam hỗn hợp NaOH và NaNO3 thu được 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp khí NH3 và H2. Giá trị của m là:

A. 1,7. B. 7,2. C. 3,4. D. 8,9.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối. Giá trị của m là

A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56.

Câu 13: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là

A. thay thế các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng bằng các ion khác

B. oxi hoá các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.

C. khử các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.

D. làm giảm nồng độ các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.

Câu 14: Cho dãy các hợp chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propan-1,3-điol. Số hợp chất không có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. 2. B. 0. C. 3. D. 1.

Câu 15: Cho 50 gam hỗn hợp X gồm bột Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là

A. 53,6 %. B. 40%. C. 20,4%. D. 40,8%.

Câu 16: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X

A. H2N-[CH2]3-COOH. B. H2N-CH2-COOH.

C. H2N-[CH2]4-COOH. D. H2N-[CH2]2-COOH.

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố

A. Mg và Cl B. Si và Br C. Al và Br D. Al và Cl

Câu 18: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là

A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (3), (4), (5).

Câu 19: Cho sơ đồ sau: NaOH → X1 → X2 → X3 → NaOH. Với X1, X2, X3là các hợp chất của natri. Vậy X1, X2, X3 có thể tương ứng với dãy chất nào sau đây?

A. Na2CO3, Na2SO4 và NaCl B. NaNO3, Na2CO3 và NaCl

C. Na2CO3, NaCl và NaNO3 D. NaCl, NaNO3và Na2CO3

Câu 20: Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa gồm 3 muối gồm

A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2.

C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Fe(NO3)3.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

1

B

11

D

21

B

31

A

41

C

2

B

12

A

22

C

32

D

42

D

3

A

13

D

23

B

33

C

43

A

4

A

14

A

24

A

34

C

44

C

5

A

15

A

25

D

35

C

45

C

6

B

16

D

26

B

36

B

46

C

7

C

17

D

27

C

37

A

47

A

8

A

18

B

28

C

38

B

48

D

9

A

19

A

29

B

39

D

49

C

10

B

20

C

30

D

40

C

50

D

Đánh giá bài viết
1 313
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm