Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 1) gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 có đáp án đi kèm, giúp các bạn làm quen với cách thi mới, chuẩn bị tốt nhất cho bài thi tổ hợp Khoa học xã hội năm 2017. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN | KÌ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 Năm học 2016-2017 Bài thi KHXH lớp 12 - Thời gian làm bài: 90 phút Môn thi: Địa lí | |
| Mã đề thi 357 |
Câu 1: Cho bảng số liệu: Diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 1990 | 1995 | 2000 | 2005 | 2010 |
Tổng số | 1199,3 | 1619,0 | 2229,4 | 2495,1 | 2808,1 |
Cây công nghiệp hàng năm | 542,0 | 716,7 | 778,1 | 861,5 | 797,6 |
Cây công nghiệp lâu năm | 657,3 | 902,3 | 1451,3 | 1633,6 | 2010,5 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010 là:
A. biểu đồ cột chồng. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ miền.
Câu 2: Biểu hiện thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là:
A. kinh tế cá thể được thùa nhận và ngày càng phát triển.
B. giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
C. công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
D. trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
Câu 3: Tổng diện tích đất liền và hải đảo của nước ta (2006) là bao nhiêu?
A. 331.312 km2 B. 331.212 km2 C. 331.112 km2 D. 331.363 km2
Câu 4: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là:
A. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
B. nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải.
C. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.
D. vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
Câu 5: Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam - Lào?
A. Lao Bảo. B. Đồng Đăng. C. Móng Cái. D. Hữu Nghị.
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về xu thế phát triển kinh tế- xã hội đã được khẳng định tại Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VI (1986)?
A. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
C. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Dân chủ hoá đời sống kinh tế, xã hội.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng núi Tây Bắc?
A. Xen giữa là các thung lũng sông cùng hướng.
B. Núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, địa hình cao nhất nước ta.
C. Được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa.
D. Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 8: Nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lý:
A. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
B. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò quan trọng của huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa ở nước ta?
A. Là nơi trú ngụ an toàn của tàu thuyền khi gặp thiên tai.
B. Bảo vệ môi trường biển đảo.
C. Có vị trí chiến lược trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
D. Có tiềm năng lớn để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 10: Tỉnh Bắc Giang không tiếp giáp với tỉnh - thành phố nào?
A. Hải Phòng. B. Hải Dương. C. Thái Nguyên. D. Hà Nội.
Câu 11: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:
A. ĐBSH, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
C. Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam bô.
D. phía Bắc, miền Trung và phía Nam
Câu 12: Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là:
A. gió mùa đông bắc B. gió Tín phong
C. gió mùa tây nam. D. gió mùa đông nam.
Câu 13: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả là vị trí của vùng núi nào sau đây?
A. Vùng núi Tây Bắc. B. Vùng núi Trường Sơn Nam.
C. Vùng núi Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Đông Bắc.
Câu 14: Viết tắt của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là:
A. AFFA B. AFAT C. AFTA D. NAFTA
Câu 15: Nhiều dãy núi hình cánh cung là đặc điểm của vùng núi:
A. Trường Sơn Nam B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc
Câu 16: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có:
A. địa hình thấp, lượng mưa lớn. B. địa hình cao, lượng mưa không lớn.
C. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ. D. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.
Câu 17: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta:
A. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
B. có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
C. thuận lợi cho giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới
D. tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
Câu 18: Địa hình nước ta có 2 hướng chính là:
A. Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
C. Bắc - Nam và Đông - Tây. D. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung
Câu 19: Lượng mưa trung bình năm của nước ta:
A. từ 2500 đến 3000mm B. từ 2000 đến 2500mm
C. từ 1500 đến 2000mm D. từ 3000 đến 4000mm
Câu 20: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là:
A. 2360 km và khoảng 1,1 triệu km2 B. 3260km và khoảng 1 triệu km2
C. 3620 km và khoảng 1 triệu km2 D. 3160 km và khoảng 0,5 triệu km2
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1 | D | 6 | C | 11 | D | 16 | D |
2 | D | 7 | C | 12 | B | 17 | A |
3 | B | 8 | C | 13 | A | 18 | B |
4 | A | 9 | B | 14 | C | 19 | C |
5 | A | 10 | A | 15 | D | 20 | B |