Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Hành động nói (Tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn bài 24: Hành động nói (Tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Hành động nói (Tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Hành động nói (Tiếp theo)

I. Kiến thức cơ bản

Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng biểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

a) Xác định mục đích nói của các câu trong đoạn trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Hành động nói (Tiếp theo)

b) Lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu với những kiểu hành động.

Câu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Hành động nói (Tiếp theo)

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm các câu nghi vấn trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, cho biết những câu ấy dùng để làm gì? Vị trí của mỗi câu nghi vấn liên quan đến mục đích nói nào?

TT

Câu nghi vấn

Mục đích hành động

1

Từ xưa các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?

Hành động hỏi, mục đích khẳng định

2

Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? (đoạn trên)

Hành động hỏi, mục đích mỉa mai, châm biếm.

3

Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? (đoạn dưới)

Hành động hỏi, mục đích khích lệ

4

Vì sao vậy?

Hành động hỏi, mục đích biểu lộ cảm xúc.

5

Nếu vậy rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa

Hành động hỏi, mục đích biểu lộ cảm xúc.

Câu 2. Tìm câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích, những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các câu trần thuật

Đoạn a)

Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

→ Câu trần thuật thể hiện sự yêu cầu.

Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi.

→ Câu trần thuật thể hiện mệnh lệnh.

Đoạn b)

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

→ Câu trần thuật thể hiện lòng mong mỏi.

+ Tác dụng: Tạo sự thân mật gần gũi giữa lãnh tụ và quần chúng, làm cho người tiếp nhận cảm thấy nhiệm vụ được giao có tính tự nguyện nhiều hơn là bắt buộc, tạo tâm lí thoải mái.

Câu 3. Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Mỗi câu ấy thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

+ Câu có mục đích cầu khiến của Dế Choắt:

- Song anh cho phép em mới dám nói...

- Anh đã nghĩ thương em như thế này hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

Quan hệ giữa Dế Choắt và Dế Mèn là quan hệ giữa kẻ yếu và kẻ mạnh, kẻ dưới và kẻ trên cho nên trong lời nói thể hiện sự kính cẩn lễ phép.

+ Câu có mục đích cầu khiến của Dế Mèn:

- Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

=> Quan hệ giữa Dế Choắt và Dế Mèn là quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, kẻ trên và người dưới cho nên trong lời nói Dế Mèn thể hiện thái độ ngạo mạn, hách dịch.

Câu 4. Trong các cách hỏi dưới đây, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn?

- Nói với người lớn bao giờ chúng ta phải thể hiện thái độ lễ phép, phải có thưa gửi đàng hoàng lịch sự như vậy mới là người có văn hoá. Trong bốn phương án đưa ra phương án thứ tư là câu mà ta nên lựa chọn.

Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đầu không ạ?

Câu 5. trong quán ăn một người nói với người bên cạnh: Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ? Theo em người nghe nên lựa chọn hành động nào dưới đây?

Người nói đã rất lịch sự khi nhờ người bên cạnh đưa lọ gia vị cho mình, vậy không có lý do gì để người nghe lại không đáp lại một cách lịch sự. Trong ba hành động đưa ra thì phương án thứ ba là hành động ta nên lựa chọn.

Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (mời chị, mời bác).

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Nước Đại Việt ta

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 24: Ôn tập về luận điểm

Đánh giá bài viết
1 621
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm