Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Quảng Nam
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Quảng Nam. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt về mặt kiến thức và kỹ năng cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT An Lão, Bình Định
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi có 05 trang) | KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút |
Câu 1: Từ ngày 25-4 đến 26-6-1945, thế giới diễn ra sự kiện gì?
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị ASEAN.
C. Hội nghị Pôt-xđam.
D. Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây khẳng định mục đích quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc?
A. Duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Xô – Mĩ.
B. Ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới.
C. Áp dụng biện pháp trừng trị các hoạt động xâm lược phá hoại hòa bình.
D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 3: Khu vực được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta là
A. Châu Á, châu Phi.
B. Toàn thế giới.
C. Châu Âu, châu Mĩ.
D. Châu Á, châu Âu.
Câu 4: Dựa vào bảng dữ liệu sau, hãy lựa chọn phương án phù hợp về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ Hai.
Nước | Nội dung thỏa thuận |
| a. Đóng quân ở Nhật và Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. b. Nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu. c. Đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin, Bắc vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. d. Nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu. e. Đóng quân ở Tây Đức, Tây Béclin, Tây Âu |
A. 1-a,b, c,d; 2-e. B. 1-c, d: 2-a, b, e.
C. 1-b,e; 2-a, c, d. D. 1-a, b, e; 2-c, d.
Câu 5: Ý nào đúng để hoàn thiện dữ liệu?
.......... là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới; .........là cơ quan hành chính, đứng đầu là ............ với nhiệm kì 5 năm.
A. Hội đồng quản thác...... Ban thư kí......Tổng thư kí.
B. Đại hội đồng.....Ban thư kí.......Tổng thư kí.
C. Hội đồng bảo an......Hội đồng quản thác....Ban thư kí.
D. Hội đồng bảo an........Ban thư kí........Tổng thư kí.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Các thê lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Không chịu cải cách về kinh tế, cải tổ về chính trị.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 7. Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là "con rồng kinh tế" ở châu Á?
A. Xingapo, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc.
B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.
D. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
Câu 8. Năm 1945, các nước ở Đông Nam Á đã giành được độc lập là
A. Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia.
B. Lào, Inđônêxia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia.
D. Việt Nam, Lào, Inđônêxia.
Câu 9. Ngày 8/8/1967 là thời gian đánh dấu sự ra đời của tổ chức
A. Liên Hiệp quốc.
B. Liên minh châu Âu.
C. Hội quốc liên.
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 10. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là:
A. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
B. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
C. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
D. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
Câu 11. Nước nào được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh"?
A. Mê-hi-cô. B. Bra-xin.
C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Cu-ba.
Câu 12. Vì sao năm 1960 gọi là năm châu Phi?
A. Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở Bắc Phi.
B. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.
C. Chủ nghĩa thực dân hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi.
D. Có 17 nước châu Phi giành được độc lập.
Câu 13. Trong giai đoạn 1960 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản:
A. giảm sút nghiêm trọng
C. phát triển chậm
B. không phát triển
D. phát triển thần kì
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Từ thập niên 70 trở đi, Nhật Bản là nước "lớn về kinh tế nhỏ về chính trị"
B. Sau chiến tranh thế gới thứ hai đến nay,Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Từ thập niên 70 trở đi, kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới tư bản.
D. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản trở thành một cường quốc chính trị.
Câu 15. Nguồn gốc dẫn đến tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai siêu cường Xô-Mĩ là gì?
A. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
B. CNXH trở thành hệ thống.
C. Liên Xô trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
D. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.
Câu 16. Từ thập niên 90 trở đi yếu tố nào quy định xu thế phát triển của thế giới?
A. Sự cạnh tranh của kinh tế toàn cầu.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật.
C. Sự vươn lên của nề kinh tế Mĩ.
D. Trật tự hai cực Ian ta sụp đổ.
Câu 17. Đặc điểm của cách mạng khoa kĩ thuật ngày nay là gì?
A. Khoa học chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ
B. Khoa học phát triển ngày càng nhanh chóng
C. Khoa học kết hợp chặt chẽ với kĩ thuật
D. Khoa học trở thành lưc lượng sản xuất trực tiếp
Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến hội nghị Véc xai (18-6-1919)
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)
C. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925)
D. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
Câu 19. Công lao lớn nhất, đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1925 đối với cách mạng Việt Nam là
A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản
C. Gửi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách 8 điểm
D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
Câu 20. Phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 là:
A. bí mật, bất hợp pháp.
B. kết hợp giữa bí mật và công khai.
C. công khai và bán công khai.
D. kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Câu 21. Sự kiện lịch sử nào chi phối tình hình thế giới và trong nước những năm 1936 – 1939?
A. Nhật Bản mở rộng xâm lược ra khu vực Đông Nam Á.
B. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).
C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở nước Pháp (1936).
D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.
Câu 22. Điểm khác nhau trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng trước mắt giai đoạn 1936 – 1939 so với giai đoạn 1930 – 1931 là gì?
A. chống đế quốc, phản động tay sai.
B. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
C. chống đế quốc và chống phong kiến.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 23. Nghị quyết hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939 có ý nghĩa
A. hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. nhấn mạnh việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. bổ sung làm rõ việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. mở đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 24. Điểm giống nhau của Hội nghị trung ương 8 (05/1945) so với Hội nghị trung ương 6 (11/1939) là?
A. đặt nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu.
B. đặt nhiệm vụ ruộng đất lên hàng đầu
C. đặt nhiệm vụ chống phát xít và chiến tranh đế quốc lên hàng đầu.
D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 25. Nguyên nhân quyết định giúp cách mạng Việt Nam vượt nào tình thế" ngàn cân treo sợi tóc"?
A. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
B. Các nước tư bản, nhân dân yêu chuộng hòa bình ủng hộ.
C. Hệ thống XHCN hình thành.
D. Có Đảng lãnh đạo, nhân dân đoàn kế.
Câu 26. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội 6/1/1946 được đánh giá là thắng lợi của:
A. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. cuộc đấu tranh giai cấp, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền.
C. cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang khi Đảng nắm chính quyền.
D. cuộc vận động chính trị nhưng cũng là thắng lợi của đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
Câu 27. Chiến dịch quân sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là
A. Chiến dịch Biên giới 1950.
B. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 28. Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau đây: "Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như:.......................của thế kỉ XX".
A. Một Đống Đa, Chi Lăng, Rạch Gầm.
B. Một Bạch Đằng, Thăng Long, Xương Giang.
C. Một Đống Đa, Rạch Gầm, Xương Giang.
D. Một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa.
Câu 29. Nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
A. Truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
B. Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
C. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế.
D. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Câu 30. Hãy nối niên đại và sự kiện lịch sử sau đây cho phù hợp:
Niên đại | Sự kiện |
1. Ngày 10/12/1953 2. Ngày 7/5/1954 3. Ngày 26/4/1954 4. Ngày 21/7/1954 | a. Hiệp định Giơnevơ được kí kết. b.Kết thúc đợt II của chiến dịch Điện Biên Phủ. c. Quân ta tấn công thị xã Lai Châu. d.Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ |
A. 1a, 2b, 3c, 4d.
B. 1a, 2c, 3d, 4b.
C. 1d, 2b, 3a, 4c.
D. 1c, 2d, 3b, 4a.
Câu 31. Âm mưu cơ bản của "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
B. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam.
C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.
D. "Dùng người Việt đánh người Việt".
Câu 32. Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri?
A. Thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B. Thất bại trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng.
C. Thất bại trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
D. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tiến công chiến lược Mậu Thân năm 1968.
Câu 33. Chiến thắng nào đã mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" ở miền Nam?
A. Ấp Bắc.
B. Mùa khô 1966-1967.
C. Mùa khô 1965-1966.
D. Vạn Tường.
Câu 34. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 35. Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là:
A. là loại hình chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam.
B. thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt".
C. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
D. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
Câu 36. Trong thời kì từ 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã hoàn thành căn bản nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút"?
A. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi Xuân Mậu Thân 1968.
C. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972
D. Hiệp định Pari về Việt Nam kí kết 1973.
Câu 37. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là gì?
A. Đổi mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
C. Đổi mới về văn hóa.
D. Đổi mới về kinh tế.
Câu 38. Ngày 26-4-1975 là mốc thời gian mở đầu của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẳng.
C. Chiến dịch giải phóng Phước Long.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 39. Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
B. Chiến dịch Hoà Bình 1952
C. Chiến dịch Quang Trung 1951.
D. Chiến dịch Biên Giới 1950.
Câu 40: Âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
B. Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
C. Chiến cuộc đông-xuân 1953-1954.
D. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.