Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2022 - Đề 4

Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 luyện thêm đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi thử lớp 10 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.

Câu 1 (0,5đ): Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì?

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3 (1,5đ): Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận về vấn đề ăn quà vặt hiện nay của học sinh.

Câu 2 (5đ): Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Đáp án Đề thi thử Văn vào 10

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng. Các yếu tố tạo nên cơ hội là không lười biếng và phải dũng cảm.

Câu 2 (1đ):

Nội dung chính của đoạn văn: nêu ra những tác hại của việc lười biếng, thuyết phục con người nên dũng cảm, không lười biếng để tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 3 (1,5đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Nêu ra tác hại của sự lười biếng đối với bản thân.

- Tại sao chúng ta không nên lười biếng và phải dũng cảm.

- Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để có thể nắm bắt được mọi cơ hội.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về vấn đề ăn quà vặt của học sinh

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vấn đề ăn quà vặt của học sinh hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Mỗi sáng ở cổng trường không khó để bắt gặp các bạn học sinh mua đồ ăn sáng, mua quà vặt để mang đến trường.

Các bạn không chỉ ăn quà ngoài giờ học mà nhiều bạn học sinh còn ăn ngay cả trong giờ học, trong tiết học của các thầy cô giáo một cách vô tư.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, chưa biết ăn đúng nơi đúng chỗ, vô tình khiến cho việc ăn quà vặt trở nên xấu đi và tiêu cực; do thói quen ăn vặt của một số người,…

Khách quan: bố mẹ bận bịu không đủ thời gian chuẩn bị đồ ăn cho con cái, do ngoại cảnh tác động,…

c. Hậu quả

Việc ăn quà vặt trước hết gây mất mĩ quan trường học, khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra thói quen xấu cho các bạn.

Nhiều bạn ý thức chưa tốt xả rác thải làm ô nhiễm môi trường.

Lâu dần việc ăn quà vặt sẽ lan rộng, phổ biến hơn nữa gây tiêu cực trong trường lớp.

d. Giải pháp

Trước hết các bạn học sinh phải tự nhận thức đúng đắn về việc ăn quà vặt đúng nơi đúng chỗ, giữ gìn vệ sinh chung.

Gia đình cần tìm cách hạn chế việc ăn quà vặt của con em mình, nhà trường cần đề ra những chính sách để ngăn chặn tình trạng ăn quà vặt.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: vấn đề ăn quà vặt của học sinh hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí và đoạn thơ cuối bài.

2. Thân bài

“Đêm nay rừng hoang sương muối”: khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, các anh vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước nhà.

“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” tuy điều kiện khó khăn, gian khổ là thế nhưng người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn.

“Đầu súng trăng treo”: đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn. Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ có thể đỡ được ánh trăng sáng tròn phía xa xa. Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần.

→ Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu vai trò của bài thơ đối với nền văn học Việt Nam.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2022 - Đề 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Thông tin Tuyển sinh vào lớp 10, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Đánh giá bài viết
1 77
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm