Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Nghệ An năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Nghệ An năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Nghệ An 2016-2017 này sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2017 - 2018

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (chuyên Toán - Tin) trường THPT Chuyên KHTN ĐHQG Hà Nội năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm 2016 - 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

... Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba... a... a... ba!

Tiếng kêu cảu nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

(Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, trang 198 – NXB Giáo dục, 2015)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. Văn bản có những từ láy nào?

c. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong văn bản.

d. Câu văn Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.

Câu 2. (3 điểm)

Trong truyện Bố của Xi – mông (G. đơ Mô-pa-xăng, Ngữ văn 9, tập hai), sau khi được bác Phi-líp nhận lời làm bố, Xi-mông đến trường, lũ bạn đón em bằng những tiếng cười ác ý, trêu chọc. Nhưng Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy.

Thái độ và hành động cảu Xi-mông gợi cho em suy nghĩ gì về sức mạnh của tình yêu thương?

Câu 3. (4,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp của khổ thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, ngữ văn 9, tập hai, trang 58 – NXB Giáo dục, 2015)

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Nghệ An 2016-2017

Câu 1:

a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

b. Từ láy được sử dụng: "lạ lùng", "xót xa".

c. Các phép liên kết:

  • Phép thế: "nó" thế cho "con bé", "đó" thế cho "tiếng kêu như tiếng xé"
  • Phép lặp "mọi người", "nó", "ba"
  • Phép nối "Nhưng"

d. Câu văn sử dụng những biện pháp tu từ:

  • Phép so sánh: "Tiếng kêu của nó như tiếng xé"
  • Phép điệp từ: "xé"
  • Phép nói quá: "xé cả ruột gan mọi người"

Thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu – tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ. Đồng thời còn bộc lộ được niềm xúc động của người kể chuyện và mọi người khi được chứng kiến cảnh chia tay đó.

Câu 2:

Giải thích "tình yêu thương": sự yêu quí, quan tâm, sẻ chia yêu thương với mọi người xung quanh, hay đơn giản là biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trước những cảnh ngộ, những mảnh đời...

Tình yêu thương trong truyện "Bố của Xi – mông":

  • Chú bé Xi – mông trong đoạn trích "Bố của Xi – mông" là một đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương: em không có bố, bị bạn bè trêu chọc, chế giễu, đau khổ, tuyệt vọng em đã định tự tử. Rất may có bác công nhân Phi-líp đi qua, trông thấy Xi-mông buồn bã, bác đã hỏi thăm và biết được tình cảnh của em, bác đã đưa em về nhà và nhận làm bố của em. Từ đó Xi-mông đến trường với niềm kiêu hãnh.
  • Như vậy, tình cảm thân thiện, trìu mến, cảm thông, yêu thương Xi – mông của bác Phi-líp trong tác phẩm đã giúp em vượt qua sự đau buồn, tuyệt vọng, đem lại cho em niềm vui, niềm hạnh phúc.
  • Câu chuyện gửi đến cho chúng ta thông điệp ý nghĩa về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống con người.

Tình yêu thương trong cuộc sống:

  • Trong cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới.
  • Yêu thương sẽ mang lại những điều ý nghĩa cho cuộc sống:
    • Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, niềm hạnh phúc, lòng tin yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
    • Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
    • Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn.
    • (Học sinh lấy dẫn chứng thực tế hoặc trong văn học).

Phê phán những biểu hiện sống dửng dưng, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương.

Rút ra bài học nhận thức và hành động:

  • Qua câu chuyện, G. MÔ-PA-XĂNG muốn nhắn gửi chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người. Nhắc chúng ta không nên cười cợt trên nỗi đau của người khác, lạnh lùng với nỗi đau khổ của họ.
  • Trao gửi yêu thương sẽ được đáp lại bằng yêu thương. Bởi vậy, cần đối xử với người khác bằng tình yêu thương và nuôi dưỡng cho tình yêu thương ấy luôn tồn tại và nảy nở trong lòng mình.

Câu 3:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung của đoạn thơ.

Tóm tắt nội dung của hai khổ thơ trước.

Cảm nhận về đoạn thơ: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác – niềm xúc động nghẹn ngào:

  • Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
  • Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi sự liên tưởng thật là thú vị: "ánh trăng".
  • Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người.
  • Với hình ảnh vầng trăng, nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" dịu hiền lại gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Cảm giác ấy là cảm giác được ùa vào thế giới mẹ hiền, ấm áp bình an.
  • Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi". Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. (Tố Hữu đã từng viết: "Bác sống như trời đất của ta").
  • Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!"=> Nỗi đau quặn thắt, tê tái...

Đánh giá thành công về nội dung và nghệ thuật:

  • Vẻ đẹp trong cảm xúc của đoạn thơ cũng như cả bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm cảm xúc sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ.
  • Giọng thơ trang trọng, tha thiết, thành kính, sâu sắc.
  • Hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm, nhiều hình ảnh ẩn dụ.
  • Ngôn từ bình dị, giàu cảm xúc.
Đánh giá bài viết
15 14.804
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm