Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 37

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 37: Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 37 trang 189: Trình bày những nét chính về buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ăng-ghen.

Trả lời:

- Những nét chính trong hoạt động cách mạng của C.Mac:

• Các Mác sinh ngày 5/5/1818 trong một gia đình luật sư gốc Do thái có tư tưởng tự do tiến bộ, tại thành phố Tơ-ri-ơ (Đức).

• Năm 1842, làm cộng tác viên, rồi Tổng biên tập Báo sông Ranh – một tờ báo có xu hướng dân chủ cách mạng.

• Năm 1843, cùng vợ sang Pa-ri (Pháp) ở đây C.Mác thường xuyên tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng, nghiên cứu cách mạng Pháp, các tác phẩm triết học và xuất bản tạp chí “Biên niên Pháp – Đức”.

⇒ Ông nhận định: Giai cấp vô sản được giác ngộ lí luận cách mạng là giai cấp sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.

- Những nét chính trong hoạt động cách mạng của Ăng-ghen:

• Ăng-ghen sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố Bác-men (Đức)

• Từ năm 1842, ông sống ở Anh, tại đây viết cuốn “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh”, nêu rõ sự bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.

⇒ Ông kết luận: Giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giia cấp tư sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.

+ Năm 1844, sang Pa-ri gặp C. Mác, từ 1844 – 1847 C.Mác và Ăng-ghen viết những tác phẩm về triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, từng bước hình thành học thuyết Mác.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 37 trang 191: “Đồng minh những người cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích của tổ chức này là gì?

Trả lời:

- “Đồng minh những người cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh:

• Trong những năm sống ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa.

• 6/1847, tại đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa họp ở Luân-Đôn, Ăng-ghen đề nghị đổi tên tổ chức này thành “Đồng minh những người cộng sản”.

- Mục đích của Đồng minh những người cộng sản là: “...lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ”.

Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 191: Vai trò của C.Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản như thế nào?

Trả lời:

Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen:

- Trong những năm sống ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa - tiền thân của Đồng minh những người cộng sản.

- 6/1847, tại đại hội của Đồng minh những người chính nghĩa họp ở Luân-Đôn, Ăng-ghen đề nghị đổi tên tổ chức này thành “Đồng minh những người cộng sản” đồng thời C.Mác và Ph.Ăng-ghen cũng góp phần đề ra mục đích hoạt động của tổ chức.

- Soạn thảo Cương lĩnh của Đồng minh dưới hình thức như một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn Đảng cộng sản – văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.

Bài 2 trang 191 Lịch Sử 10: Hãy nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Trả lời:

- Nội dung cơ bản: Gồm có Lời mở đầu và 4 chương.

• Khẳng định sứ mệnh của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa.

• Nói lên tầm quan trọng của việc thành lập chính đảng, thiết lập nền chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

• Tuyên bố mục đích của người cộng sản là: Dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng.

⇒ Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.

+ Là lí luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất

    Xem thêm