Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 7

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10.

Bài: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Bài tập 1 trang 24 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Mục đích hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là

A. kinh doanh.

B. thực hiện các hoạt động công ích.

C. mua bán hàng hoá.

D. duy trì việc làm cho người lao động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu b) Trong nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp là một đơn vị

A. sản xuất của cải vật chất.

B. phân phối của cải vật chất.

C. phân phối và sản xuất của cải vật chất.

D. tạo điều kiện để con người được lao động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu c) Hộ kinh doanh cần thoả mãn điều kiện nào dưới đây?

A. Là hộ có đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định.

B. Không có con dấu, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong các quan hệ dân sự.

C. sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.

D. Tất cả các phương án trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 24 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.

b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.

c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.

d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Lời giải:

- Ý kiến a. Đồng tình, vì phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tạo được nhiều việc làm, thu nhập ổn định, giảm bớt đi nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc,...

- Ý kiến b. Không đồng tình, vì phát triển sản xuất kinh doanh ở địa phương tạo cơ hội cho những ngành nghề truyền thống được phát huy vì có sẵn kinh nghiệm, thị trường,...

- Ý kiến c, có ý đúng, vì kinh doanh trực tuyến không cần nhiều nhà xưởng nhưng có ý chưa đúng, vì vẫn rất cần phải có trí tuệ, kinh doanh dưới hình thức nào cũng cần có trí tuệ.

- Ý kiến d. Đồng tình, vì sản xuất kinh doanh có vai trò tạo ra của cải thoả mãn nhu cầu xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống xã hội,...

Bài tập 3 trang 25 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:

a. Anh C bắt đầu khởi nghiệp với mô hình kinh doanh trực tuyến nhưng vẫn muốn thành lập công ty cổ phần để huy động được vốn của nhiều người.

b. Nhiều hộ trong xã đều tham gia hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ nhưng bà Y không tham gia vì ngại phải tuân thủ theo những yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

c. Bác M chỉ duy trì mô hình hộ kinh doanh để quản lí được việc kinh doanh và tiền vốn của mình.

d. Anh V không chấp nhận lời đề nghị thành lập công ty hợp danh để phát triển thương hiệu do bố anh đã dày công xây dựng Vì muốn tự mình khởi nghiệp.

Lời giải:

- Trường hợp a. Anh C mới khởi nghiệp nên khó có thể tạo được uy tín để các cổ đông tin tưởng góp vốn đầu tư, mặt khác kinh doanh trực tuyến không cần nhiều vốn đầu tư cho nhà xưởng, do đó anh C cần cân nhắc trong việc thành lập công ty cổ phần.

- Trường hợp b. Việc tham gia hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ sẽ giúp sản phẩm của các hộ gia đình có đầu ra ổn định, giá trị kinh tế cao hơn, tạo ra sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng, môi trường sản xuất cũng tốt hơn,... do đó bà Y nên tham gia hợp tác xã.

- Trường hợp c. Nếu quy mô kinh doanh (vốn, doanh thu, số lượng lao động) nhỏ, bác M Có thể tiếp tục duy trì mô hình hộ kinh doanh. Trong trường hợp quy mô kinh doanh tăng đáng kể, bác M nên chọn mô hình khác phù hợp hơn.

- Trường hợp d. Việc thành lập công ty hợp danh dựa trên thương hiệu đã được khẳng định sẽ mang lại nhiều lợi thế cho anh V, tuy nhiên anh V cũng có thể cân nhắc các điều kiện của mình để phát triển thương hiệu riêng.

Bài tập 4 trang 25 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy giải đáp các thắc mắc dưới đây:

Anh A (là chủ doanh nghiệp tư nhân AK) có Số tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, 1 xe ô tô 4 chỗ, 1 xe tải, 20 000 cổ phiếu của một công ty cổ phần.

1/ Tất cả những tài sản này có phải là của doanh nghiệp AK không? Vì sao?

2/ Trong trường hợp trên, nếu anh A đăng kí thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với vốn đăng kí bằng tài sản là quyền sử dụng đất, quyền Sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì các tài sản của anh A có phải là của Công ty AK không? Vì sao?

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Những tài sản đã nêu là tài sản của doanh nghiệp AK. Vì đây là doanh nghiệp tư nhân nên anh A phải chịu trách nhiệm trong các quan hệ dân sự bằng tất cả tài sản của mình.

Yêu cầu số 2: Vì AK là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên anh A chỉ chịu trách nhiệm trong các quan hệ dân sự bằng tài sản của công ty là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất như khi đăng kí tài sản của công ty. Các tài sản còn lại không phải của công ty.

Bài tập 5 trang 25 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

a. Gia đình B có nghề bán tạp hoá đã hơn chục năm nay. Gần đây, bố mẹ B đầu tư, phát triển thành chuỗi 4 cửa hàng hoạt động dưới dạng siêu thị mini, kinh doanh hàng trăm mặt hàng, thuê thêm 17 nhân công, doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Có người khuyên nên đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng mẹ B vẫn đắn đo suy tính không thực hiện. Nếu là B, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?

b. Doanh nghiệp N là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Sau một thời gian hoạt động, hiện tại số lượng thành viên tham gia công ty là 60 nhưng vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Nếu là một thành viên của công ty, em sẽ có ý kiến như thế nào?

c. M được góp vốn cho Công ty hợp danh X do bố là một thành viên. Thấy Công ty đang được nhiều khách hàng biết đến, M muốn nhân danh Công ty để tổ chức kinh doanh bán hàng. Nếu là thành viên Công ty, em sẽ có ý kiến với M như thế nào?

d. Ông H là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số Vốn điều lệ là 3 tỉ đồng. Do cần vốn hoạt động, ông được người bạn góp thêm 1 tỉ đồng vốn điều lệ cùng tham gia kinh doanh nhưng vẫn muốn giữ nguyên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu là người bạn của ông H, em sẽ Có ý kiến với ông như thế nào?

Lời giải:

- Tình huống a. B nên thuyết phục mẹ cần đăng kí kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ trên số lượng lao động (trên 10 người), quy mô 4 cửa hàng hoạt động, doanh thu lớn nên cần đăng kí thành lập doanh nghiệp, không phải ở quy mô hộ sản xuất kinh doanh.

- Tình huống b. Theo quy định của pháp luật, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được có quá 50 thành viên. Công ty N có 60 thành viên nên cần thay đổi việc đăng kí mô hình sản xuất kinh doanh sang công ty cổ phần.

- Tình huống c. M là người góp vốn nên chỉ được chia lợi nhuận theo thỏa thuận giữa các thành viên trong công ty, không được nhân danh công ty tham gia sản xuất kinh doanh.

- Tình huống d. Khi có thêm người góp vốn điều lệ thì công ty của ông H phải chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên với vốn điều lệ là 4 tỉ đồng, vì với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì vốn chỉ của một thành viên.

Bài tập 6 trang 26 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu mô hình công ty hợp danh và viết bài giới thiệu ưu điểm của mô hình này.

Lời giải:

- Mô hình công ty hợp danh:

+ Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, Công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh là người có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, có quyền ngang nhau trong quản lí công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, cũng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỉ lệ được quy định tại Điều lệ công ty không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty.

- Ưu điểm của mô hình công ty hợp danh:

+ Do kết hợp được uy tín cá nhân của thành viên hợp danh nên tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

+ Việc điều hành quản lí công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và tin tưởng nhau.

+ Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức bài 8

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Kinh tế và Pháp luật 10 bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanhi sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Kinh tế & Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Kinh tế & Pháp luật lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẻ cướp trái tim tôi
    Kẻ cướp trái tim tôi

    😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 09:53 03/02
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 09:53 03/02
      • Bé Cún
        Bé Cún

        😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 09:53 03/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức

        Xem thêm