Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 34
VnDoc xin giới thiệu bài Giải vở thực hành Ngữ Văn 9 bài 34: Thực hành tiếng Việt trang 64 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 9.
Bài: Thực hành tiếng Việt trang 64
Câu 1. Xác định cách trích dẫn tài liệu đúng quy định và lí do xác định
a. Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
Chọn: Đúng quy định ( ) Không đúng quy định ( )
Lí do:…
Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc.)
Chọn: Đúng quy định ( ) Không đúng quy định ( )
Lí do:…
b. Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Chọn: Đúng quy định ( ) Không đúng quy định ( )
Lí do:…
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu
Lời giải chi tiết:
Xác định cách trích dẫn tài liệu đúng quy định và lí do xác định:
a. Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
=> Không đúng vì chưa trích dẫn được nguồn của tài liệu
Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)
=> Cách 2 là cách trích dẫn tài liệu đúng. Vì nêu rõ được tác giả và xuất xứ của tài liệu.
b. Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
⇨ Cách 1 là cách trích dẫn tài liệu đúng. Vì nêu rõ được tác giả và xuất xứ của tài liệu.
Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
⇨ Không đúng vì không nêu được nguồn của tài liệu
Câu 2. Dấu hiệu trong các đoạn trích cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn
Bài học trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu:...
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu
Lời giải chi tiết:
Dấu hiệu trong các đoạn trích cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn:
a. Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.
b. Dấu hiệu: Có tác giả và tên tác phẩm chứa câu văn đó.
c. Phần tham khảo có ghi rõ xuất xứ của tác giả và tài liệu tham khảo.
Bài học trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu: Khi phân tích chứng minh vấn đề nghị luận, việc tham khảo các tài liệu là việc cần làm, tuy nhiên chúng ta cần phải trích dẫn rõ tránh trường hợp không trích dẫn biến thành lời của mình.
Câu 3. Sự khác biệt giữa việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt giữa việc không dẫn nguồn tài liệu khi dung lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp:
- Việc không dẫn nguồn sẽ biến câu văn đó thành câu của mình, dẫn đến tình trạng đạo văn, vi phạm bản quyền.
- Còn việc trích dẫn theo cách gián tiếp là dùng lời của mình viết lại nhưng vẫn có đầy đủ thông tin xuất xứ.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 35