Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 5
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải vở thực hành Ngữ Văn 9 bài 5: Sơn Tinh - Thủy Tinh sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 9.
Bài: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Câu 1. Những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện và cách kể chuyện giữa truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ cùng tên của Nguyễn Nhược Pháp:
- Giống nhau:
- Khác nhau:
Phương pháp giải:
Đọc hai tác phẩm và so sánh sự khác nhau
Lời giải chi tiết:
Những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện và cách kể chuyện giữa truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ cùng tên của Nguyễn Nhược Pháp:
- Giống nhau: Cả hai văn bản đều có cốt truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương nhưng Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được nàng rất tức giận cho nên đánh nhau với Sơn Tinh. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh đều thua. Hàng năm sự việc này đều diễn ra nhưng Thủy Tinh đều thua.
- Khác nhau:
Yếu tốt | Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh | Sơn Tinh – Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp) |
Cốt truyện | - Không miêu tả cụ thể hình ảnh của các nhân vật. - Nhân vật Mị Nương chỉ được miêu tả vẻ ngoài qua còn không có lời thoại hành động cụ thể. | - Miêu tả cụ thể: + Mị Nương: Tóc xanh viền má hây hây… + Sơn Tinh: một mắt ở trán… + Thủy Tinh: râu ria quăn xanh rì… - Nhân vật Mị Nương có những lời nói, sự ảnh hưởng đến cốt truyện: + Vua Hùng hỏi Mị Nương muốn chọn ai thì Mị Nương bèn nói “Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha”. + Khi Thủy Tinh thể hiện khiến bò lợn, cột nhà trôi theo. Mị Nương đã sợ hãi và Sơn Tinh thể hiện sự bình tĩnh khi trấn an Mị Nương “Nàng đừng lo”. + Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau thì Mị Nương cũng đã thốt lên “Ôi, tại ta…” |
Cách kể chuyện | Sử dụng văn xuôi. Đơn thuần là kể lại câu chuyện. | Sử dụng các câu thơ bảy chữ, kèm những hình ảnh, biện pháp tu từ, kèm cả những từ ngữ bộc |
Câu 2. Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh được thể hiện:...
Người kể chuyện có thiên vị đối với nhân vật nào không?
Cơ sở của kết luận đó:...
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài thơ để chỉ ra phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Nhận xét về yếu tố thiên vị của người kể chuyện với nhân vật. Đưa kèm minh chứng.
Lời giải chi tiết:
- Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Sơn Tinh: “Vung tay niệm chú, núi từng dải; Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò”.
+ Thủy Tinh: “Bắt quyết hô mây to nước cả; Giậm chân rung khắp làng xung quanh”.
- Theo em người kể chuyện không bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật Sơn Tinh. Vì:
+ Tác giả miêu tả hai nhân vật đều ngang tài ngang sức như nhau. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt. Còn thần Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh - vẻ đẹp của quyền lực, bão tố.
Câu 3
- Những chi tiết miêu tả Mị Nương:...
- Hình dung của em về nhân vật thông qua những chi tiết đó:...
Phương pháp giải:
Đọc những đoạn thơ đầu để liệt kê chi tiết miêu tả Mị Nương. Từ đó đưa ra hình dung về nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Những chi tiết miêu tả Mị Nương:
Mị Nương xinh như tiên trên trần
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
- Hình dung của em về nhân vật thông qua những chi tiết đó:
Giúp em hình dung Mị Nương là một người con gái hội tụ đầy đủ các vẻ đẹp về ngoại hình. Có thể so sánh với tiên cũng không hề bị nói quá
Câu 4
- Những chi tiết miêu tả cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
- Phân tích một chi tiết gây cho em ấn tượng mạnh:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài thơ để chỉ ra cảnh giao tranh giữa hai nhân vật và phân tích chi tiết gây ấn tượng.
Lời giải chi tiết:
- Những chi tiết miêu tả cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
Choàng nghe sóng vỗ, reo như sấm,
Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.
Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm,
Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.
Sóng cả gầm reo lăn như chớp,
Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.
Cá voi quác mồm to muốn đớp,
Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác;
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc
Niệm chú, đất nẩy vù lên cao.
Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm xông xáo,
Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.
Mây đen hăm hở bay mù mịt,
Sấm ran, sét động nổ loè xanh.
Tôm cá xưa nay im thin thít,
Mở quác mồm to kêu thất thanh.
- Phân tích một chi tiết gây cho em ấn tượng mạnh:
Tôm cá xưa nay im thin thít,
Mở quác mồm to kêu thất thanh.
=> Chi tiết này đem lại ấn tượng mạnh cho em vì qua câu thơ này, bản thân người đọc sẽ hình dung được đây là một trận chiến quyết liệt đến mức nào mới có thể khiến tôm cá xưa nay đều im lặng, nay phải kêu thất thanh
Câu 5
- Sự thể hiện của tính chất kì ảo trong câu chuyện này:
- Nét đặc sắc trong cách miêu tả những chi tiết kì ảo đó
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn bài thơ để nhận xét về tính chất kì ảo
Lời giải chi tiết:
- Sự thể hiện của tính chất kì ảo trong câu chuyện này:
+ Qua ngoại hình của Sơn Tinh: Ba mắt.
+ Phương tiện di chuyển của các thần: Cưỡi trên con thú – rồng, hổ.
+ Các phép của hai vị thần như hô mưa gọi gió và phép tạo núi chặn dòng nước…
- Nét đặc sắc trong cách miêu tả những chi tiết kì ảo đó: Cách miêu tả yếu tố kì ảo đặc sắc ở chỗ có thêm rất nhiều chi tiết về các con vật đặc trưng ở trên cạn và dưới nước cùng tham gia giao tranh, kết hợp với các động từ mạnh. Tạo nên một trận chiến kì ảo đầy sức hấp dẫn.
Câu 6. Những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh:
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn bài đưa ra sức hấp dẫn của bài thơ
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh: Điều làm nên sức hấp dẫn của bài thơ đó là việc tác giả đã sử dụng các câu thơ bảy chữ, kết hợp với việc miêu tả rất chi tiết hình ảnh bên ngoài đến tài năng của hai vị thần. Như đang mở ra trước mắt người đọc bức tranh về cuộc chiến tranh của các vị thần trong huyền thoại. Thay vì chỉ kể về cốt truyện thì khi người đọc hình dung được chân dung của từng người cụ thể thì câu chuyện sẽ lôi cuốn và hấp dẫn hơn rất nhiều.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 6