Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 87
Với nội dung bài Giải vở thực hành Ngữ Văn 9 bài 87: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 9.
Bài: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
Câu 1. Yêu cầu của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử: …
Phương pháp giải:
Đọc kĩ yêu cầu của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử:
• Xác định rõ đối tượng thuyết minh (danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào, ở đâu).
• Giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh (quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô, tầm vóc và giá trị của đối tượng trên các phương diện khác nhau,...).
• Trình bày được nét đặc sắc, độc đáo nhất của đối tượng với những miêu tả chi tiết và việc huy động các nguồn tài liệu đáng tin cậy (có thể thực hiện một số so sánh, đối chiếu cần thiết).
• Thể hiện được thái độ trân trọng, yêu quý của người viết đối với đối tượng thuyết minh.
• Kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Câu 2. Danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử mà em mà em chọn để viết bài thuyết minh: …
Phương pháp giải:
Lựa chọn đối tượng viết bài
Lời giải chi tiết:
Danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử mà em mà em chọn để viết bài thuyết minh:Hồ Gươm
Câu 3. Dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đã chọn ở bài tập 2:
Mở bài: Tên danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …
Thông tin khái quát nhất về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:
Thân bài:
- Các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …
- Các điều kiện tạo nên tính đặc thù của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …
- Những giá trị nổi bật của của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …
- Tình trạng bảo tồn phát huy các giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: …
Kết bài: Ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa của địa phương: …
Phương pháp giải:
Lập dàn ý theo hướng dẫn
Lời giải chi tiết:
Dàn ý cho bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử đã chọn ở bài tập 2:
Mở bài: Tên danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Hồ Gươm
Thông tin khái quát nhất về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:
Hồ Gươm có thể nói là một không gian thiêng của Hà Nội và của cả nước ta. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươm là món quà của sông Hồng từ xa xưa, thủa sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra.
Thân bài:
- Các đặc điểm của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Lâu đời, gắn với câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm”, nằm giữa trung tâm thủ đô
- Các điều kiện tạo nên tính đặc thù của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Địa lí, lịch sử, văn hóa,…
- Những giá trị nổi bật của của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Hồ Gươm với những giá trị vĩnh hằng đã trở thành hồn cốt của thủ đô Hà Nội
- Tình trạng bảo tồn phát huy các giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử: Toàn thành phố nỗ lực bảo tổn, phát huy truyền thống văn hóa bên bờ Hồ Gươm (áp dụng mô hình phố đi bộ để nhân dân tìm hiểu văn hóa thủ đô),…
Kết bài:
Hồ Gươm với những giá trị vĩnh hằng đã trở thành hồn cốt của thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm luôn sống mãi trong trái tim những người dân thủ đô, đặc biệt là những người con xa xứ.
Câu 4. Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết: …
Phương pháp giải:
Xem lại bài viết
Lời giải chi tiết:
Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết: Chỉnh sửa lại bài viết
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 88