Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 78

VnDoc xin giới thiệu bài Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 bài 78: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)

Câu 1. Mục đích của việc trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại):...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần chuẩn bị

Lời giải chi tiết:

Mục đích của việc trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại): Thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình về một sự việc có tính thời sự trong đời sống cộng đồng, đất nước nhân loại; từ đó giúp họ có thái độ và hành động phù hợp, góp phần giải quyết những hệ quả nảy sinh từ sự việc.

Câu 2. Đề tài có thể chọn:...

Phương pháp giải:

Lựa chọn đề tài

Lời giải chi tiết:

Đề tài có thể chọn: hiện tượng vứt rác nơi công cộng.

Câu 3. Những nội dung cần chuẩn bị cho bài trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại) ở bài tập 2:...

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần chuẩn bị

Lời giải chi tiết:

Những nội dung cần chuẩn bị cho bài trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại) ở bài tập 2:

- Khái niệm về hiện tượng vứt rác nơi công cộng

- Hậu quả

- Biện pháp khắc phục

- Dẫn chứng

Câu 4. Những điều cần lưu ý khi trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần chuẩn bị

Lời giải chi tiết:

Những điều cần lưu ý khi trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại):

Người nói

Người nghe

• Mở đầu: giới thiệu sự việc (có thể tạo sự lôi cuốn bằng cách thuật lại một mẩu tin, kể lại một câu chuyện, sử dụng tranh ảnh hay đoạn phim ngắn liên quan đến sự việc,...).

• Triển khai: diễn giải để làm rõ bản chất của sự việc, đưa ra lí lẽ kết hợp với bằng chứng từ thực tế khách quan để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình.

• Kết thúc: khái quát ý nghĩa của sự việc được trình bày, nêu phương án giải quyết, liên hệ trách nhiệm của mỗi người.

Lưu ý: Khi trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự, cần kết hợp lời nói với cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,...; tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, các tài liệu liên quan đến sự việc,...

• Theo dõi để nắm bắt nội dung và cách trình bày bài nói; nhận biết mức độ tin cậy của thông tin khách quan, tính thuyết phục của ý kiến do người nói nêu ra; chỉ ra những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu lô-gíc, bằng chứng chưa đầy đủ hay không liên quan đến sự việc.

• Có thể yêu cầu người nói cung cấp thêm thông tin, giải thích những điểm còn chưa rõ; trao đổi lại những chỗ chưa tán thành với cách nhìn nhận, đánh giá của người nói về sự việc.

>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 79

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Friv ッ
    Friv ッ

    😚😚😚😚😚😚😚😚😚😚

    Thích Phản hồi 3 giờ trước
    • Phúc Huy
      Phúc Huy

      😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 3 giờ trước
      • Xuka
        Xuka

        😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 3 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm