Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 21
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải vở thực hành Ngữ Văn 9 bài 21: Kim – Kiều gặp gỡ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 9.
Bài: Kim – Kiều gặp gỡ
Câu 1. Các nhân vật được miêu tả trong đoạn trích:...
Sự việc được kể trong đoạn trích:...
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, tìm ra các nhân vật được miêu tả trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Các nhân vật được miêu tả trong đoạn trích: Kim Trọng, Thúy Kiều.
Sự việc được kể trong đoạn trích: Cuộc gặp gỡ của Kim Trọng và Thúy Kiều
Câu 2. Trong mười hai dòng đầu nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả. Hình dung của em về nhân vật Kim Trọng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để đưa ra lời khi miêu tả nhân vật Kim Trọng. Từ đó đưa ra lời giới thiệu và miêu tả.
Lời giải chi tiết:
Trong mười hai dòng đầu nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của: Người kể chuyện
Hình dung của em về nhân vật Kim Trọng: là người thư sinh nho nhã thanh lịch, có tài năng, thông minh.
Câu 3. Trong mười dòng thơ tiếp theo, tác giả đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật. Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để chỉ ra những nhân vật được thể hiện trong mười dòng thơ tiếp theo. Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng
Lời giải chi tiết:
Trong mười dòng thơ tiếp theo, tác giả đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật: Kim Trọng và Thúy Kiều.
Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng:
+ Tình trong như đã mặt ngoài còn e
+ giục cơn buồn
+ người còn nghé theo
-> Hai trái tim đa tình, đa cảm đã có một tiếng nói chung. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. Hai vế tiểu đối mà ra hai phía chân trời, tình lưu luyến mến thương kéo dài vô tận.
Câu 4. Lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều.
a. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:
Thời gian, không gian:
Sự vật:
Trạng thái cảm xúc của nhân vật được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên:
b. Lời người kể chuyện và lời nhân vật
Hình thức biểu hiện của lời nhân vật:
Dấu hiệu nhận biết hình thức biểu hiện của lời nhân vật:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài thơ đặc biệt mười bốn dòng thơ cuối để trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều.
a. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên:
- Thời gian: Buổi chiều.
- Không gian: gần bờ sông và trên cây cầu.
- Sự vật: Dòng nước, cây liễu, ánh trăng, ngôi nhà.
- Trạng thái cảm xúc của nhân vật được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên:
+ Yêu thương, bồi hồi, tương tư chàng Kim.
+ Nỗi buồn thoáng chút vì phải tạm xa Kim Trọng.
+ Nỗi nặng lòng, bề bộn, ngổn ngang.
b. Lời người kể chuyện và lời nhân vật
Lời người kể chuyện | Lời nhân vật |
“Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”. | “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?” |
Hình thức biểu hiện của lời nhân vật: trực tiếp
Dấu hiệu nhận biết hình thức biểu hiện của lời nhân vật: Được đặt trong ngoặc kép.
c. Những cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện qua lời nhân vật: suy nghĩ lo lắng, không yên tâm, không chắc chắn với mối lương duyên này.
Câu 5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn bộ bài thơ để nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nguyễn Du đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tả người, tả cảnh, tả tình để xây dựng nên bức chân dung một văn nhân lý tưởng trong con mắt và tâm hồn của giai nhân.
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Nguyễn Du đã miêu tả nhân vật Kim Trọng bằng bút pháp ước lệ, diễn tả bằng một hệ thống từ ngữ Hán Việt để làm nổi bật chất tài hoa phong tình của kẻ thiên tài.
Câu 6. Chủ đề của đoạn trích và tư tưởng tình cảm của tác giả
Phương pháp giải:
Đọc kĩ cả bài thơ để rút ra chủ đề và nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của đoạn trích và tư tưởng tình cảm của tác giả:
Chủ đề của đoạn trích: trạng thái, cảm xúc trong tình yêu
Tư tưởng tình cảm của đoạn trích: Sự tự do trong tình yêu đôi lứa, không bị gò bó trong khuôn phép phong kiến
Câu 7. Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một số dòng thơ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài thơ và miêu tả thiên nhiên mà em ấn tượng
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên rất ấn tượng trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ. “Dưới cầu nước chảy trong veo/Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Qua hai câu thơ, tác giả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà với những sự vật, khung cảnh đầy tình tứ. Biện pháp nghệ thuật đối được tác giả sử dụng rất tinh tế “dưới cầu; bên cầu” tạo nên sự đối xứng trong bức tranh thiên nhiên. Chao ôi! Còn gì tuyệt vời hơn khi trước mắt chúng ta là một dòng sông nước chảy trong veo cùng với những cây liễu thướt tha như đang khoe dáng bên bờ sông. Hai câu thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật thơ mộng.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 22