Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 62

Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 bài 62: Thực hành tiếng Việt trang 18 có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Thực hành tiếng Việt trang 18

Câu 1. Nghĩa của những từ ngữ (in đậm) trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt

Thao thức: …

Ăn cầu ngủ quán: …

Vằng vặc: …

Mai, trúc: …

Đắng cay: …

Trong trẻo: …

Phương pháp giải:

Xem kĩ phần kiến thức tiếng Việt trong phần tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Nghĩa của những từ ngữ (in đậm) trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt:

a. Nghĩa của từ:

- Thao thức: không ngủ được

- Ăn cầu ngủ quán: Sống lang thang, bần hàn, không nơi nương tựa.

- Vằng vặc: Sáng rõ, toả ra ánh sáng mạnh.

b. Nghĩa của từ:

- Mai: chỉ người con gái

- Đắng cay: Đau khổ, xót xa.

- Trong trẻo: Rất trong, gây cảm giác dễ chịu.

Câu 2. Các từ láy được sử dụng và tác dụng của việc dùng những từ láy này trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt

a.

- Các từ láy trong khổ thơ: …

- Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong khổ thơ: …

b.

- Các từ láy trong khổ thơ: …

- Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong khổ thơ: …

Phương pháp giải:

Xem kĩ phần kiến thức tiếng Việt trong phần tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Các từ láy được sử dụng và tác dụng của việc dùng những từ láy này trong hai khổ thơ của bài Tiếng Việt:

a.

- Từ láy là: nhọc nhằn, vắng vẻ, dập dồn.

- Tác dụng của việc sử dụng từ láy:

+ Miêu tả âm thanh của tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng nước lũ một cách sinh động hơn, cụ thể hơn.

+ Thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống lao động của con người.

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ, sự uyển chuyển, linh hoạt, góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả.

b.

- Từ láy: tha thiết, ríu rít, chênh vênh

- Tác dụng của việc sử dụng từ láy:

+ Miêu tả âm thanh của tiếng Việt một cách sinh động, cụ thể.

+ Thể hiện sự phong phú, đa dạng và uyển chuyển của tiếng Việt.

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ, sự uyển chuyển, linh hoạt, góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả.

Câu 3. Các thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt

Phương pháp giải:

Xem kĩ phần kiến thức tiếng Việt trong phần tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Các thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt:

- Thành ngữ và giải nghĩa:

+ muối mặn gừng cay: ẩn dụ về những gian nan, vất vả trong cuộc sống vợ chồng.

+ chân trời góc bể: chỉ những nơi xa xôi, cách trở.

Câu 4. Các biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng của việc dùng các biện pháp tu từ đó trong một số đoạn thơ của bài Tiếng Việt

a.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: …

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: …

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: …

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: …

c.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: …

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: …

d.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: …

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ: …

Phương pháp giải:

Xem kĩ phần kiến thức tiếng Việt trong phần tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng của việc dùng các biện pháp tu từ đó trong một số đoạn thơ của bài Tiếng Việt:

a.

- Biện pháp tu từ: So sánh như vị muối…như dòng sông

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự hòa đồng của mỗi cá nhân với cộng đồng chung tiếng nói, tiếng nói cộng đồng làm nên dòng chảy lịch sử,...

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

b.

- Biện pháp tu từ: So sánh như bùn,… như lụa…như tơ

- Tác dụng:

+ Thể hiện vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của tiếng Việt.

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

c.

- Biện pháp: Điệp ngữ Ai

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh, thôi thúc tình yêu tiếng Việt trong mỗi người chúng ta.

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

d.

- Biện pháp: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

- Tác dụng:

+ Gợi nhớ âm thanh quen thuộc của cuộc sống bình thường với mỗi con người.

+ Đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm xúc cho độc giả.

>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 63

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 21:17 22/11
    • ebe_Yumi
      ebe_Yumi

      😲😲😲😲😲😲😲

      Thích Phản hồi 21:17 22/11
      • Mọt sách
        Mọt sách

        😍😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 21:17 22/11
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giải SBT Ngữ văn 9 Sách Mới

        Xem thêm