Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 37
VnDoc xin giới thiệu bài Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 bài 37: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Câu 1. Những điều em rút ra được sau khi đọc bài viết tham khảo trong SGK (tr. 103 - 105):
Về cách nêu, giới thiệu vấn đề:...
Về cách triển khai vấn đề (tổ chức hệ thống luận điểm: lựa chọn, phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề):...
Về cách kết thúc vấn đề:...
Phương pháp giải:
Đọc bài tham khảo và rút ra bài học về cách viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Lời giải chi tiết:
Những điều em rút ra được sau khi đọc bài viết tham khảo trong SGK (tr 103 – 105)
Về cách nêu, giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại), nêu nhận xét chung về tác phẩm.
- Làm rõ được nội dung chủ đề tác phẩm.
Về cách triển khai vấn đề (tổ chức hệ thống luận điểm: lựa chọn, phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề):
- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng; tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.
- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xác đáng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
Về cách kết thúc vấn đề:
- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
Câu 2. Dàn ý của bài văn phân tích một tác phẩm truyện:
- Mở bài:
- Thân bài:
Nội dung chủ đề của tác phẩm:
Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng, có lí lẽ, bằng chứng:
- Kết bài:
Phương pháp giải:
Xem kĩ phần hướng dẫn SGK
Lời giải chi tiết:
Dàn ý của bài văn phân tích một tác phẩm truyện:
- Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả, thể loại) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Thân bài:
Nội dung chủ đề của tác phẩm: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua “Chuyện người con gái Nam Xương”
Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ người kể chuyện, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu,…) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng, có lí lẽ, bằng chứng:
- Cốt truyện xoay quanh sự bất hạnh của Vũ Nương, được lấy từ truyện dân gian
- NT xây dựng nhân vật điển hình: Vũ Nương là người phụ nữ thùy mị, nết na tư dung tốt đẹp nhưng lại lấy phải một người chồng gia trưởng.
- Ngôi kể thứ ba
- Người kể chuyện thể hiện cái nhìn khách quan đối với câu chuyện của Vũ Nương.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Câu 3. Chọn viết thành đoạn văn một ý mà em tâm đắc trong dàn ý ở bài tập 2
Phương pháp giải:
Xem kĩ phần hướng dẫn SGK
Lời giải chi tiết:
Chọn viết thành đoạn văn một ý mà em tâm đắc trong dàn ý của bài 2:
Vũ Nương là người con gái “tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chồng nàng là Trương Sinh, một người đa nghi và hay ghen. Mặc dù vậy, với tính cách dung hòa của mình, “nàng luôn giữ gìn khuôn phép”, cuộc sống gia đình của hai người luôn ổn định, không hề xảy ra bất hòa. Khi Trương Sinh phải sung binh, nàng lại là người vợ chung thủy, một lòng một dạ với chồng, chỉ mong chàng lên đường bình an trở về, không mong đeo được ấn phong hầu. Tình yêu và ước mơ của nàng thật giản dị và ý nghĩa. Chồng đi xa, nàng sinh con và chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo. Khi mẹ ốm, “nàng hết sức thuốc thang, lễ Phật cầu thần”, câu nói “Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.” của mẹ chồng nàng đã cho ta thấy Vũ Nương là một người vợ chu đáo, một người con hiếu thảo biết chừng nào. Khi mẹ chồng mất, nàng đau xót, lo liệu ma chay như với cha mẹ đẻ của mình.
Câu 4. Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết
Phương pháp giải:
Đọc lại bài viết rút ra những nội dung cần chỉnh sửa trong bài
Lời giải chi tiết:
Những nội dung cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài viết: Lỗi chính tả, lỗi diễn đạt,….
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 38