Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 83
Giải vở thực hành Ngữ Văn 9 bài 83: Văn hóa hoa - cây cảnh sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 9.
Bài: Văn hóa hoa - cây cảnh
Câu 1. Nhận xét về việc sách giáo khoa đặt văn bản Văn hóa hoa – cây cảnh bên cạnh văn bản Yên Tử, núi thiêng: …
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu, dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Việc sách giáo khoa đặt văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh cạnh văn bản Yên Tử, núi thiêng là có ý nghĩa, bởi cả hai văn bản đều phản ánh sự gắn kết sâu sắc giữa con người và thiên nhiên, cũng như tầm quan trọng của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt.
Câu 2. Bố cục của văn bản gồm … phần
Nội dung chính của từng phần: …
Cách tác giả triển khai ý tưởng và trình bày thông tin thể hiện qua bố cục: …
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính từng phần
Lời giải chi tiết:
- Bố cục:
Phần 1: (Từ đầu đến tuy gần mà xa): Tác giả giới thiệu về văn hóa hoa và cây cảnh.
Phần 2: (Tiếp theo đến tục thờ cây cối): Đặc điểm của thiên nhiên Đông Nam Á và truyền thống hài hòa với tự nhiên của người phương Đông.
Phần 3: (Tiếp theo đến cơ chế thị trường): biểu hiện của cách tạo dựng thiên nhiên thứ hai.
Phần 4: Còn lại: Cây cảnh trong nền văn hóa Việt Nam.
- Cách tác giả triển khai ý tưởng: Ông không chỉ cung cấp thông tin mà còn phản ánh quan điểm và tình cảm của mình đối với văn hóa hoa và cây cảnh, qua đó góp phần nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào văn hóa trong mỗi người đọc.
Câu 3. Tính đa dạng của các thông tin được tác giả nêu lên xoay quanh việc làm sáng tỏ vấn đề: Người Việt thực sự có một văn hoá ứng xử riêng với thiên nhiên:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định tính đa dạng của các thông tin được nêu lên
Lời giải chi tiết:
Tính đa dạng của các thông tin được tác giả nêu lên xoay quanh việc làm sáng tỏ vấn đề: Người Việt thực sự có một văn hoá ứng xử riêng với thiên nhiên:
+ Qua các câu ca dao, thơ cũng như theo quan niệm về thuyết tính linh, vạn vật đều có linh hồn.
+ Cách đặt địa danh phản ánh mối liên hệ sâu sắc, ví dụ như tên gọi núi, sông, hồ.
+ Người Việt thực sự có một văn hoá ứng xử riêng với thiên nhiên.
Câu 4. Lí do tác giả hết sức quan tâm tìm hiểu, tập hợp các cứ liệu văn học và ngôn ngữ khi nói về một vấn đề văn hóa: …
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định nguyên nhân
Lời giải chi tiết:
Tác giả hết sức quan tâm tới văn học và ngôn ngữ vì giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giữa ngôn ngữ và văn học thì việc có mối liên hệ không cần phân tích nhiều. Vậy còn văn học với văn hóa thì sao. Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ.
Câu 5. Nhận xét về mạch liên kết giữa các thông tin trong văn bản: …
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định mạch liên kết xuyên suốt văn bản
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã sử dụng những cách liên kết về nội dung và hình thức tạo nên một văn bản thông tin liên kết chặt chẽ.
- Hình thức: Sử dụng các phép liên kết: Phép thế, nối, lặp…
- Nội dung: Trình bày các thông tin liên quan chặt chẽ với nhau theo trình tự cụ thể.
Câu 6. Đặc điểm mà văn bản có được do tác giả huy động kiến thức đa lĩnh vực (văn hóa, văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lí) khi đưa thông tin về vấn đề: …
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Tác giả đã kết hợp hài hòa giữa các kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng và tầm nhìn toàn diện về văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt.
- Giúp người đọc nhận thức được giá trị của việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống mà còn khuyến khích họ tiếp tục tìm hiểu và tôn trọng môi trường sống xung quanh mình.
Câu 7. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà em tiếp nhận được từ văn bản: …
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp có ý nghĩa nhất mà em tiếp nhận được từ văn bản: sự gắn kết mật thiết giữa con người và thiên nhiên, cũng như việc ứng xử với thiên nhiên.
Câu 8. Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu ấn tượng, suy nghĩ của em về hiện tượng “đưa thiên nhiên vào nhà” rất phổ biến trong đời sống hiện nay.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn theo hướng dẫn
Lời giải chi tiết:
Giữa con người và môi trường sống có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Môi trường tạo ra các điều kiện sống cần thiết để con người tồn tại và phát triển. Con người có vai trò khai thác và cải tạo môi trường phù hợp với các điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình, đồng thời tôn trọng, bảo vệ và gìn giữ lấy môi trường ấy. Hiện tượng “đưa thiên nhiên vào nhà” hiện nay đang được rất nhiều người hưởng ứng. Việc đưa thiên nhiên vào nhà không cần điều gì quá to lớn chỉ cần bạn trồng thêm một cây xanh, một cây hoa ở nhà và chăm sóc chúng đã là đưa thiên nhiên vào nhà rồi đó. Hãy luôn biết trân trọng bảo vệ thiên nhiên vì nếu thiếu đi thiên nhiên con người chúng ta cũng không sống tiếp được.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 84