Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lí 7 Bài 53 theo công văn 5512

Địa lí 7 bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu

VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY:THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU ÂU

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Phân tích được lược đồ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một số trạm khí tượng ở châu Âu.

- Phân tích lược đồ tự nhiên và giải thích được vì sao có sự khác nhau về khí hậu giữa vùng ven biển bán đảo Xcan-đi-na-vi và Ai-xơ-len.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.

+ Đọc và phân tích được lược đồ khí hậu hình 51.2

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong tiết học.

Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được (ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác) vào học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa phóng to.

- Sơ đồ thảm thực vật ở một số vùng của Châu Âu.

- Lược đồ khí hậu Châu Âu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

+ Ôn đới hải dương.

+ Ôn đới lục địa.

+ Địa Trung Hải.

+ Phía tây châu Âu, ven đại Tây Dương.

+ Sườn đón gió.

+ Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy 1 mặt ra chuẩn bị trả lời nhanh các câu hỏi sau trong 2 phút. Môi câu trả lời đúng 1 điểm.

- Bộ câu hỏi:

Đông ấm, hạ mát mẻ, mưa nhiều và quanh năm là môi trường?

Đông lạnh, có tuyết rơi, hè nóng, lượng mưa ít là môi trường?

Nam Âu có khí hậu gì là chủ yếu?

Ôn đới hải dương phân bố ở đâu trong châu Âu?

Ở môi trường vùng núi cao, lượng mưa nhiều ở đâu?

Phía Tây Âu có dòng biển nào đi qua?

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. “Ở 2 bài trước chúng ta đã tìm hiểu lí thuyết về khái quát tự nhiên châu Âu, bây giờ chúng ta sẽ thực hành nhận biết các kiểu khí hậu của châu lục thông qua các biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, thực vật và giải thích nguyên nhân của sự phân hóa khí hậu”

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Nhận biết đặc điểm khí hậu (10 phút)

a) Mục đích:

- Học sinh trình bày được vị trí của Ai-xơ-len và bán đảo Xcan-đi-na-vi.

- Giải thích được tại sao 2 vị trí đó ở cùng một vĩ độ nhưng có khí hậu khác nhau,

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát hình 51.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

Bán đảo Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm và có mưa nhiều hơn và mùa đông đảo Ai-xơ-len vì:

- Bờ tây của bán đảo Xcan-đi-na-vi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và hoạt động của gió Tây ôn đới. Còn Ai-xơ-len thì không chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới.

- Nhận xét đường đẳng nhiệt của châu âu vào tháng 1:

Phía Đông Âu phần hướng lên phía bắc nhiệt độ rất thấp -10 đến -200C

Phía ven biển Tây âu, giữa quần đảo Anh đến gần khu vực Nam Âu đường đẳng nhiệt là 00C đến +100C, mùa đông ít lạnh hơn.

Đường đẳng nhiệt ở phía Nam, trong biển Địa Trung Hải đến bán đảo I-bê-rich là +100C mùa đông ấm.

Kết luận: Thời tiết mùa đông ở châu âu có sự khác biệt lớn giữa Tây và đông, giữa Bắc và nam.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bằng kiến thức đã học và quan sát bản đồ tự nhiên và bản đồ khí hậu châu Âu, trả lời hiện tượng. Vì sao Ai-xơ-len và bán đảo Xcan-đi-na-vi cùng một vĩ độ nhưng Xcan-đi-na-vi có khí hậu mưa nhiều hơn và ấm hơn vào mùa đông.

Quan sát lược đồ khí hậu châu Âu và các đường đẳng nhiệt tháng 1 nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông. Chú ý nhiệt độ được thể hiện trên các đường đẳng nhiệt ở phía nam, ở phía tây, trong lục địa và ở phía bắc có gì khác nhau.

Nêu tên các kiểu khí hậu châu Âu, so sánh diện tích các vùng có kiểu khí hậu đó

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.

2.2. Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (25 phút)

a) Mục đích:

- Phân tích đánh giá và nhận xét khí hậu thông qua biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.

- Phân biệt được 3 kiểu khí hậu và thảm thực vật đi kèm.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát hình 53.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

Chế độ nhiệt:

- Trạm A: Biên độ lớn, mùa hạ nóng, mùa đông có băng tuyết.

- Trạm B: Biên độ nhiệt trung bình, mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh lắm.

- Trạm C: Biên độ nhiệt trung bình, mùa hạ mát, mùa đông ấm.

Lượng mưa:

- Trạm A: Mưa nhiều từ tháng 3 - 8, mưa ít từ tháng 9 - 4, tổng lượng mưa ít.

- Trạm B: Mưa nhiều từ tháng 9 - 12, mưa ít từ tháng 1 - 8, tổng lượng mưa trung bình (mưa về mùa thu đông)

- Trạm C: Mưa nhiều từ tháng 10 -1, mưa ít từ tháng 2 - 9, tổng lượng mưa lớn, phân bố tương đối đồng đều quanh năm.

- Trạm A: Ôn đới lục địa.

- Trạm B: Địa Trung Hải.

-Trạm C: Ôn đới hải dương.

- Trạm A - D

- Trạm B - F

- Trạm C - E

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

* Trạm A:

+ Nhiệt độ T7 = 20oC

+ Nhiệt độ T1 = -5oC

+ Biên độ = 25oC

* Trạm B:

+ Nhiệt độ T7 = >20oC

+ Nhiệt độ T1 = 10oC

+ Biên độ = 10oC

* Trạm C:

+ Nhiệt độ T7 = 18oC

+ Nhiệt độ T1 = 8oC

+ Biên độ = 10oC

- Trạm A - D, Trạm B - F, Trạm C - E

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- Hướng dẫn Hs đọc nội dung yêu cầu phần 2 của bài thực hành.

- Phân tích các biểu đồ trạm A, B, C và rút ra nhận xét chung về chế độ nhiệt?

- Các tháng mưa nhiều, các tháng mưa ít? Nhận xét về lượng mưa?

- Xác định kiểu khí hậu của từng trạm, cho biết lí do?

Tài liệu vẫn còn....

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ Giáo án Địa lí 7 bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu theo Công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm