Giáo án Địa lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa theo công văn 5512
Địa lí 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Giáo án Địa lí 7 Bài 7 theo công văn 5512 là tài liệu được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thông qua đó giúp các em không chỉ nắm bắt bài học dễ dàng mà còn giúp các em hứng thú hơn đối với môn học. Hy vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo, soạn bài.
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ | Họ và tên giáo viên: ……………………............................. |
TÊN BÀI DẠY: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan thiên nhiên trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được những khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích, nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai.
3. Phẩm chất
Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: ứng phó với biến đổi khí hậu, tôn trọng quy luật tự nhiên.
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khí hậu châu Á;
- Tranh ảnh về cảnh quan môi trường nhiệt đới gió mùa;
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Hs ghi ra giấy được các đặc điểm của rừng nhiệt đới ẩm.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh. Học sinh quan sát và nêu ra những đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới ẩm.
- Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra đáp án của mình.
- Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Khí hậu
- Môi trường nhiệt đới gió mùa điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào ở Nam Á và Đông Nam Á có hướng Tây Nam. Loại gió này mang theo nhiều hơi ẩm, gây mưa lớn.
- Gió mùa mùa đông thổi từ lục địa thổi đến Nam Á và Đông Nam Á có hướng Đông Bắc. Loại gió này mang theo không khí lạnh khô.
- Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đó là: Có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Nhiệt độ trung bình 200C
+ Lượng mưa trung bình 1000mm/năm. Có nơi mưa nhiều hơn tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, đón gió hay khuất gió.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Địa điểm/Tiêu chí | Hà Nội (210B) | Mum – bai (190B) |
Nhiệt độ cao nhất/tháng | 300C/T6 | 300C/T4 |
Nhiệt độ thấp nhất/tháng | 180C/T1 | 230C/T12 |
Biên độ nhiệt | 120C | 70C |
Các tháng mưa trên 100mm | T5 – T10 | T6 – T9 |
Các tháng khô hạn và ít mưa | T11 – T4 | T10 – T5 |
Diễn biến nhiệt độ của Hà Nội và Mum – bai trong năm có gì khác nhau. | Hà nội có mùa đông lạnh, mùa đông mưa nhiều hơn ở Mum-bai Mum-bai nóng quanh năm | |
Nêu đặc điểm chung nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. | Nhiệt độ trung bình >200C Lượng mưa trên 1500mm |
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên đưa bản đồ khí hậu châu Á lên. Yêu cầu học sinh xác định trên bản đồ khu vực hoạt động của gió mùa và xác định vị trí của Việt Nam trong lược đồ.
Giáo viên treo 2 lược đồ 2 mùa gió ở Nam Á và Đông Nam Á, gợi ý để học sinh trả lời và chỉ dẫn trên lược đồ hướng gió ở 2 khu vực và giải thích vì sao có sự chênh lệch lượng mưa rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ: thảo luận nhóm
Nhóm lẻ: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội – đại diện cho Đông Nam Á
Nhóm chẵn: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mumbai – đại diện cho Nam Á
Quan sát biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai. Hoàn thành phiếu học tập.
Địa điểm/Tiêu chí | Hà Nội (210B) | Mum – bai (190B) |
Nhiệt độ cao nhất/tháng | ||
Nhiệt độ thấp nhất/tháng | ||
Biên độ nhiệt | ||
Các tháng mưa trên 100mm | ||
Các tháng khô hạn và ít mưa | ||
Diễn biến nhiệt độ của Hà Nội và Mum – bai trong năm có gì khác nhau. | ||
Nêu đặc điểm chung nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. |
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giáo án Địa lí 7 Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa theo Công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.