Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS hiểu:

1. Về kiến thức:

- Thế nào là pháp luật và kỉ luật

- Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

- Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật

2. Về kĩ năng:

- Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi

- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật

3. Về thái độ:

- Tôn trọng pháp luật và kỉ luật

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng PL và KL; phê phán những hành vi vi phạm PL và Kl

4. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà 

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động

A. HĐ khởi động

Mục tiêu:

- HS sử dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi có liên quan tới nội dung bài học.

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống trong thực tiễn cuộc sống

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động chung

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Vào đầu năm học nhà trường tiến hành phổ biến nội quy trường học cho toàn HS trong nhà trường

? Những việc làm trên nhằm giáo dục HS chúng ta vấn đề gì?

- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu

- HS trình bày

- Dự kiến sp:

*Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HĐ 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS chỉ ra được những hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả nghiêm trọng của nó

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* GV: Chuyển giao nhiệm vụ

 

GV tổ chức cho học sinh đọc.

Các nhóm thảo luận (thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk

? Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?

? Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả gì? Chúng đã bị trừng phạt như thế nào?

? Để chống lại tội phạm các đồng chí công an cần phải có phẩm chất gì?

? Chúng ta rút ra bài học gì qua vụ án trên?

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ

* Dự kiến sản phẩm:

Câu 1

- Vận chuyển, buôn bán ma tuý xuyên Thái Lan – Lào – Việt Nam

- Lợi dụng PT cán bộ công an

- Mua chuộc cán bộ nhà nước

Câu 2

- Tốn tiền của, gia đình tan nát

- Huỷ hoại nhân cách con người

- Cán bộ thoái hoá, biến chất

- Cán bộ công an vi phạm

* Chúng đã bị trừng phạt

- 22 bị cáo: 8 tử hình, 6 chung thân, 2 án 20 mươi năm, còn lại từ 1- 9 năm tù và phạt tiền.

Câu 3

- Dũng cảm, mưu trí vượt qua khó khăn, trở ngại.

- Vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính KL

Câu 4:

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

- Tránh xa tệ nạn ma tuý

- Giúp đỡ các cơ quan......

- Có nếp sống lành mạnh...

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

- Gv: Nhận xét - bổ sung => Kết luận

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là pháp luật, kỉ luật và mối quan hệ của pháp luật và kỉ luật

2. Phương thức thực hiện:

- Trải nghiệm

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS thảo luận nhóm

Câu 1- nhóm 1

Điền ý thích hợp vào ô trống.

Pháp luật

Kỷ luật

………………..

………………..

………………..

………………….

Câu 2.

? Ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật?

Câu 3.

Người học sinh có cần tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao? Em hãy nêu ví dụ cụ thể?

Câu 4.

Học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật tốt?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

* Dự kiến sản phẩm

- Hộ kinh doanh phải nộp thuế, nếu có hành vi trốn thuế thì pháp luật sẽ xử phạt

- HS thực hiện nội quy nhà trường.

VD: nghe hiệu lệnh của trống tất cả vào lớp hoặc ra chơi.

Câu 3

- Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỷ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt.

- HS biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần cho xã hội ổn định và bình yên.

Câu 4: HS cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV giải thích thêm những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật.

GV: người thực hiện tốt pháp luật và kỷ luật là người có đạo đức, là người biết tự trọng và tôn trọng quyền lợi, danh dự người khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ3: Luyện tập

1. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập 1, 2 trong SGK vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

* Cho học sinh làm bài tập

- Tự giác, tích cực, vượt khó trong học tập

- Học bài, làm bài đầy đủ, không quay cóp, trật tự nghe giảng, thực hiện giờ giấc ra vào lớp.

- Trong sinh hoạt cộng đồng luôn hoàn thành công việc được giao, có trách nhiệm với công việc chung.

GV kết luận:

Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Cụ thể hơn là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật giúp mỗi cá nhân, công đồng, xã hội có tự do thực sự, đảm bảo sự bình yên, sự công bằng trong xã hội. Tính kỷ luật phải dựa trên pháp luật. Khi còn là học sinh trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn luyện, góp phần nhỏ cho sự bình yên cho gia đình và xã hội

I- Đặt vấn đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NDBH:

1. PL và KL

 

Pháp luật

Kỷ luật

- Là quy tắc xử sự chung

- Có tính bắt buộc

- Do NN ban hành

- Nhà nước đb thực hiện bằng biện pháp GD, thuyết phục và cưỡng chế.

- Là những quy định, quy ước.

- Mọi người tuân theo

- Tập thể,

cộng đồng đề ra.

- Đảm bảo mọi

người hành động thống nhất.

2. Ý nghĩa của PL và KL

- Pháp luật và kỷ luật giúp con người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động.

- Pháp luật và kỷ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người

- Pháp luật và kỷ luật tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển

3. HS phải làm gì?

- Thực hiện tốt kỉ luật thể hiện ở nhà trường

- Tôn trọng PL góp phần cho XH ổn định, bình yên

III. Bài tập:

Bài tập 3- 4 SGK.

GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sắm vai theo các tình huống SGK.

HS các nhóm tự phân vai, tự nghĩ ra lời thoại, kịch bản

- Từ tiểu phẩm trên, chúng ta thấy ý kiến ủng hộ bạn chi đội trưởng là đúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án môn GDCD lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật, hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật.

Nêu được ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc mọi nơi.

Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt những quy định của pháp luật và kỉ luật.

3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và kỉ luật.

Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật, kỉ luật. Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, kỉ luật.

II. Chuẩn bị:

1.GV: SGV, SGK.

2. HS: Soạn bài.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

CH: Thế nào là giữ chữ tín? Hãy kể một việc làm của bản thân em thể hiện việc giữ chữ tín?

Đáp án:

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề.

* Hoạt động nhóm (nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề:

+ Vũ Xuân Trường đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?

+ Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn gây ra hậu quả gì? Chúng đã bị trừng phạt như thế nào?

+ Để chống lại bọn tội phạm các chiến sĩ công an phải có phẩm chất gì?

- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

-> Vũ Xuân Trường tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên Thái Lan- Lào- Việt Nam. Chúng lợi dụng phương tiện của cán bộ công an. Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước.

-> Hậu quả: Tốn tiền của, gia đình tan nát, hủy hoại nhân cách con người. Cán bộ thoái hóa, biến chất. Chúng bị trừng phạt: 8 án tử hình, 6 án trung thân, 2 án 20 năm tù giam…

-> Dũng cảm mưu trí, vượt khó khăn trở ngại, vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỉ luật.

+ CH: Chúng ta rút ra bài học gì qua vụ án trên?

 

 

 

* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

 

+ CH: Em hiểu thế nào là pháp luật?

 

 

 

 

+ CH: Thế nào là kỉ luật?

 

 

+ CH: Hãy kể những kỉ luật mà em đang thực hiện trong nhà trường hoặc nơi em đang sinh sống?

 

 

+ CH: Pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

 

 

 

 

 

+ CH: HS cần phải làm gì để rèn luyện việc tuân theo pháp luật và kỉ luật.

+ CH: Tính kỉ luật của người học sinh biểu hiện như thế nào trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày, ở nhà và ở cộng đồng.

-> Trong học tập: Tự giác, vượt khó, đi học đúng giờ, đều đặn, làm bài đầy đủ, không quay cóp khi kiểm tra, thi cử…

* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.

 

 

+ CH: Có người cho rằng; pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?

 

+ CH: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao?

 

 

- HS phát biểu ý khiến -> HS nhận xét -> GV kết luận.

I. Đặt vấn đề.

 

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Tránh xa tệ nạn ma túy. Giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. Có lối sống lành mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học.

 

1. Khái niệm.

- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Kỉ luật là những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn.

 

 

 

2. Ý nghĩa.

- Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

- Pháp luật và kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và xã hội phát triển.

3. Cách rèn luyện.

- Thường xuyên, tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng, nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

III. Luyện tập.

1. Bài tập 1.

- Pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động – tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

2. Bài tập 2.

- Nội dung của cơ quan, nhà trường không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, việc giám sát thực hiện không phải do nhà nước.

3. Bài tập 3.

- Ý kiến của chi đội trưởng là đúng, vì đội là một tổ chức xã hội, có những quy định để thống nhất hành động, đi họp chậm. (không có lí do chính đáng) là thiếu kỉ luật đội.

4. Củng cố

CH: Em hiểu thế nào là pháp luật, kỉ luật?

5. Hướng dẫn về nhà

  • Làm bài tập 4?
  • Soạn bài: xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
4 4.821
Sắp xếp theo

Giáo án lớp 8

Xem thêm