Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 4: Giữ chữ tín theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 4: Giữ chữ tín được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Thế nào là giữ chữ tín.

- Những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày .

- Ý nghĩa của giữ chữ tín.

2. Về kĩ năng:

- Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi biết giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Biết giữ chữ tín với mọi người trong công việc hàng ngày.

3. Về thái độ: Có ý thức giữ chữ tín.

4. Các kỹ năng và năng lực:

- Kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định trong những tình huống liên quan đến phẩm chất giữ chữ tín.

- Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ, ý tưởng và phẩm chất giữ chữ tín.

- Kĩ năng tư duy phê phán đối với các biểu hiện giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.

II. Chuẩn bị

GV:- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 8

- Giấy khổ rộng, bút dạ,

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

- Chuẩn bị của học sinh:

HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. Tổ chức dạy học

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

HĐ khởi động:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

HĐ hình thành kiến thức mới

* HĐ1: Tìm hiểu về Đặt vấn đề

- Phương pháp: Dự án.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học

- Khái niệm, ý nghĩa và cách rèn luyện của việc giữ chữ tín

- Phương pháp: Đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.

HĐ luyện tập:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

HĐ vận dụng:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

HĐ tìm tòi, sáng tạo:

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

2. Khởi động

Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc giữ chữ tín

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cộng đồng

Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

A. Hoạt động khởi động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Nêu tình huống

Hùng là học sinh lớp 8A, đã nhiều lần Hùng được thầy giáo gọi lên bảng song Hùng đều không thuộc bài. Cứ mỗi lần như vậy, Hùng đều hứa là lần sau không tái phạm nữa. Nhưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài. Thầy giáo và cả lớp rất thất vọng về Hùng.

Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng?

Hành vi của Hùng có tác hại gì?

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

B. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...

Cách tiến hành

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS hiểu được những vấn đề về việc biết giữ lời hứa, trách nhiệm với việc làm của mình-> Giữ chữ tín

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: cho học sinh đọc kỹ mục đặt vấn đề trong SGK.

Tổ chức lớp thành 4 nhóm thảo luận các nội dung sau:

Câu 1. Tìm hiểu những việc làm của Nhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vậy?

Câu 2. Một em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy?

Câu 3. Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?

Ký kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái các quy định kí kết?

Câu 4. Theo em trong công việc, những biểu hiện nào được mọi người tin cậy và tín nhiệm?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm

Nhóm 1.

- Nước Lỗ phải cống nạp cái đỉnh cho nước Tề. Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử.

- Nhưng Nhạc Chính Tử không chịu đưa sang vì đó là chiếc đỉnh giả.

- Nếu ông làm như vậy thì vua Tề sẽ mất lòng tin với ông.

Nhóm 2.

- Em bé ở Pác Bó nhờ Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác đã hứa và giữ lời hứa.

- Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín.

Nhóm 3.

- Đảm bảo mẫu mã, chất lượng, giá thành sản phẩm, thái độ……… vì nếu không sẽ mất lòng tin với khách hàng

- Phải thực hiện đúng cam kết nếu không sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian, uy tín….. đặc biệt là lòng tin

Nhóm 4.

- Làm việc cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm , trung thực.

* Làm qua loa đại khái, gian dối sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau , không biết giữ chữ tín.

* Làm qua loa đại khái, gian dối sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tổ chức học sinh liên hệ, tìm hiểu những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín.

Câu 1. Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì chúng ta cần làm gì?

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao?

Câu 3. Tìm ví dụ thực tế không giữ lời hứa nhưng cũng không phải là không giữ chữ tín.

Câu 4. GV dùng bảng phụ: em hãy tìm những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.

I. Đặt vấn đề 

* Bài học: Chúng ta phải biết giữ chữ tín, giữ lời hứa, có trách nhiệm với việc làm.

Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu và quý trọng.

- Làm tốt công việc được giao, giữ lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không gian dối.

- Giữ lời hứa là quan trọng nhất, song bên cạnh đó còn những biểu hiện như kết quả công việc, chất lượng sản phẩm, sự tin cậy.

- Bạn A hứa đi chơi với B vào chủ nhật, nhưng không may hôm đó bố bạn B bị ốm nên bạn không đi được.

Hàng ngày

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

Gia đình

…………… ..........................

................................................

Nhà trường

................................................

...............................................

Xã hội

.................................................

....................................................

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện của việc giữ chữ tín.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Thế nào là giữ chữ tín?

? ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

? Cách rèn luyện giữ chữ tín là gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Em hãy giải thích câu:

“ Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười” .

“ Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa”.

C. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 1, 2, 3…)

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

GV kết luận: Tín là giữ lòng tin của mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, việc làm của mình. Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chúng ta phải biết lên án những kẻ không biết trọng nhân nghĩa, ăn gian nói dối, làm trái đạo lý.

II. Nội dung bài học.

1. Giữ chữ tín.

- Coi trọng lòng tin của người khác đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.

2. Ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

- Được mọi người tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác.

3. Cách rèn luyện.

- Làm tốt nghĩa vụ của mình

- Hoàn thành nhiệm vụ

- Giữ lời hứa, đúng hẹn

- Giữ lòng tin

III. Bài tập 

Bài tập 1. Đáp án đúng: b là giữ chữ tín vì hoàn cảnh khách quan

- a, c, d, đ không giữ chữ tín

Bài tập 2.

- Làm việc cẩu thả

- Nói hay làm dở

- Để bổ mẹ, anh chị nhắc nhở nhiều

-Thường xuyên vi phạm kỷ luật nhà trường

- Mắc lỗi nhiều lần không sửa chữa

- Nhiều lần không học bài

- Nghỉ học hứa chép bài song không thuộc bài

- Học sinh tự bày tỏ quan điểm của mình. Đây đều là những biểu hiện của hành vi không biết giữ chữ tín.

Bài tập 3. Sắm vai

Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó.

Giáo án môn GDCD lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, nêu được những biểu hiện của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.

Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

2. Kĩ năng: HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.

3. Thái độ: Có ý thức giữ chữ tín.

ii. Chuẩn bị:

1. GV: SGV, SGK.

2. HS: Soạn bài.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

CH: Thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hàng ngày?

Đáp án:

  • Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa.
  • Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
  • Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- GV gọi HS đọc 4 tình huống trong phần đặt vấn đề.

* Hoạt động nhóm.(nhóm lớn)

- GV nêu vấn đề:

+ Nhóm 1: Trước việc làm của nước Lỗ, Nhạc Chính Tử như thế nào? Tại sao Nhạc Chính Tử lại làm như vậy?

+ Nhóm 2: Em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy?

+ Nhóm 3: Người sản xuất, kinh doanh hàng hóa phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?

+ Nhóm 4: Nếu làm việc gì cũng đại khái, qua loa thì người đó có nhận được sự tin cậy của người khác không ? vì sao?

- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

-> Nước Lỗ làm đỉnh giả để cống nước tề. Nhạc Chính Tử được cử đi nhưng ông không chịu đưa đỉnh giả đó đi vì như vậy sẽ làm mất lòng tin của vua Tề với ông.

-> Em bé đòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác đã hứa và giữ lời hứa. Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín.

-> Đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá thành, mẫu mã, thời gian, thái độ vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin với khách hàng và hàng hóa sẽ không tiêu thụ được.

-> Nếu làm việc gì cũng đại khái, qua loa thì người đó không nhận được sự tin cậy của người khác.

+ CH: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

+ Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

-> Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín, song giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm khi thực hiện lời hứa.

* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

+ CH: Thế nào là giữ chữ tín?

+ CH: Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?

+ CH: Muốn rèn luyện đức tính giữ chữ tín ta phải làm gì?

* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.

* Hoạt động nhóm (nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề: Tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) vì sao?

- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

+ CH: Tìm những biểu hiện hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hành ngày vào bảng sau:

Hành vi

Địa điểm

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

Gia đình

Nhà trường

Xã hội

I. Đặt vấn đề.

- Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì cần làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người.

II. Nội dung bài học.

1. Khái niệm.

- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

2. Ý nghĩa.

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.

3. Cách rèn luyện.

- Làm tốt nghĩa vụ của mình, hoàn thành nhiệm vụ, giữ lời hứa, đúng hẹn.

III. Luyện tập.

1. Bài tập 1.

a. Việc làm của Minh là sai. Vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm Quang lười và ỷ lại.

b. Bố Trung không phải là người không biết giữ lời hứa vì ông không cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.

c. ý kiến của Nam là sai. Vì đã nhận lỗi và hứa sửa lỗi thì phải thực hiện.

d. Việc làm của Lan là sai. Vì Lan đã sai hẹn không giữ đúng lời hứa.

e. Việc làm của Nga là sai. Vì Nga không giữ đúng lời hứa với bố mẹ Phương.

2. Bài tập 2.

4. Củng cố

CH: Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?

5. Hướng dẫn về nhà

  • Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về giữ chữ tín.
  • Đọc trước bài: Pháp luật và kỷ luật.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 4: Giữ chữ tín theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
1 4.136
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm