Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tập đọc lớp 1 trọn bộ

VnDoc.com xin gửi đến các thầy cô giáo án điện tử môn Tập đọc lớp 1 trọn bộ, mời các bạn cùng tải về sử dụng. Đây là bộ giáo án rất chi tiết, đầy đủ các bài tập đọc có trong SGK Tiếng Việt 1, nêu rõ được mục đích cần đạt được của cả cô và trò, hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 1 chính xác và hiệu quả.

Giáo án Tập đọc bài Trường em

CHỦ ĐIỂM: NHÀ TRƯỜNG

Bài 1: TRƯỜNG EM

I. Mục tiêu

- Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm được các tiếng, từ ngữ khó.

  • Tiếc có vần: ai, ay, ương.
  • Từ ngữ: Cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, dạy em, điều hay, mái trường.

- Ôn lại các vần ai, ay, tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay.

  • Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy (dấu chấm nghỉ dài hơi hơn dấu phẩy).

- Hiểu các từ ngữ trong bài: Ngôi nhà, thân thiết.

  • Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của môi trường với bạn học sinh. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của học sinh với mái trường.
  • Biết hỏi-đáp theo mẫu về trường, lớp của em.

II. Đồ dùng dạy học

  • Tranh minh họa tập đọc trong SGK (hoặc phóng to tranh trong SGK).
  • Bảng nam châm.
  • Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV).

III. Các hoạt động dạy học

Tiết 1

1. Mở đầu

Sau giai đoạn học âm, vần, các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay, các em sẽ sang một giai đoạn mới: luyện đọc, viết, nghe, nói theo chủ điểm "Nhà trường, gia đình, thiên nhiên-đất nước". Ở giai đoạn này, các em sẽ đọc những bài văn, bài thơ, mẫu chuyện dài hơn, luyện viết những bài nhiều chữ hơn.

2. Dạy bài mới

Thời gianHoạt động của GVHoạt động của HSĐDDH
2p

1. Giới thiệu bài

- Hàng ngày các em đến trường học, trường học thân thiết với các em như thế nào? Ở trường có ai? Trường học dạy em những gì?

--> Trong chủ điểm "Nhà Trường", các em sẽ học bài "Trường em" để biết thêm điều đó.

- Treo tranh (giống SGK) giới thiệu về nội dung tranh.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc

a) GV đọc mẫu bài văn:

Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.

b) Học sinh luyện đọc:

*Luyện đọc tiếng, từ ngữ:

Luyện đọc các từ khó hoặc dễ lẫn (in sau khí hiệu T: trong SGK): Cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay.

Khi đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học.

- GV ghi trường em.

  • Tiếng Trường có âm gì đứng đầu?

Giáo viên dùng phấn gạch chân âm tr.

  • Tiếng Trường có vần gì đứng sau âm tr?

Giáo viên dùng phấn gậm chân vần ương.

  • Nêu cấu tạo tiếng Trường?

- Quan sát.

- 1 HS đọc tên bài.

  • Tr
  • Vài học sinh phát âm tr
  • Ương
  • Vài học sinh phát âm ương.
  • Gồm âm đầu tr, vần ương, thanh huyền.

- Tranh SGK.

- Bảng lớp.

Giáo án Tập đọc lớp 1 bài Tặng cháu

BÀI: TẶNG CHÁU

I. Mục tiêu

  • HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, gọi là, ra công, nước non và các từ có phụ âm đầu l, n.
  • HS hiểu nghĩa các từ: tặng, ta, nước non.
  • HS ôn các tiếng có vần au, ao: tìm được tiếng trong bài có vần au, tiếng ngoài bài có vần ao, au.
  • HS khá, giỏi: nói được câu có tiếng chứa vần ao, au.

II. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể sử dụng

  • Động não.
  • Thảo luận nhóm.
  • Hỏi đáp.
  • Trò chơi.

III. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên:

  • Giáo án điện tử.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Sách giáo khoa.

2. Học sinh:

  • Bộ học vần Tiếng Việt của HS, sách giáo khoa.

IV. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GVHoạt động của HS
A. Bài cũ

- Gọi HS 1 đọc bài “Trường em”.

  • Trường học được gọi là gì?

- Gọi HS 2 đọc bài.

  • Vì sao trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em?

- GV nhận xét và liên hệ giáo dục HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Cho HS nghe bài hát “Nhớ giọng Bác Hồ”

  • Bài hát nói đến tình cảm của các em thiếu nhi đối với ai?

- Giới thiệu bài: Bác Hồ là vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Lúc sinh thời, Bác dành tình yêu thương cho tất cả mọi người. Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa. Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương. Đặc biệt, Bác còn dành rất nhiều tình yêu thương sâu sắc cho các cháu thiếu nhi. Và để hiểu rõ hơn về điều đó, cô cùng các con đến với bài tập đọc hôm nay - Tặng cháu. (GV ghi bảng).

2. Luyện đọc

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV nêu giọng đọc toàn bài: chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.

- Giới thiệu tác giả: Bài tập đọc Tặng cháu là của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chính là Bác Hồ. Cho HS xem ảnh chân dung Bác Hồ.

- GV đọc dòng thơ thứ nhất

  • Ở dòng thơ thứ nhất, Bác viết “Vở này ta tặng cháu yêu ta”, “ta” ở đây chỉ ai?

- HS đọc, lớp nghe, nhận xét.

Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.

- HS đọc, lớp nghe, nhận xét

Vì ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em.

- HS lắng nghe

- HS hát theo nhạc.

- Tình cảm của các em thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, quan sát

- “Ta” chỉ Bác Hồ.

Giáo án Tập đọc lớp 1 bài Cái nhãn vở

TẬP ĐỌC: CÁI NHÃN VỞ.

A/ Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắn nót, viết ngay ngắn, khen.

- Biết được tác dụng của nhãn vở. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK )

- HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở

- Yêu thích môn học, biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, ...

B/ Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Tranh minh hoạ của bài Tập đọc, ...

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành Tiếng Việt.

C/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

I. Kiểm tra bài cũ: (4').

- Gọi học sinh đọc thuộc bài “Tặng cháu”.

? Bác Hồ tặng vở cho ai và Bác mong các cháu điều gì ?

- Nhận xét, bổ sung, ghi điểm.

II. Bài mới: (29').

Tiết 1.

1. Giới thiệu bài:

- Hôm nay ta học bài “Cái nhãn vở”.

- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

- Đọc mẫu toàn bài 1 lần.

- Gọi học sinh đọc bài.

*Luyện đọc tiếng, từ, câu:

 Đọc tiếng:

- Giáo viên nêu các từ cần luyện đọc:

nhãn vở, ngay ngắn, nắn nót.

- Nêu cấu tạo tiếng: “Nhãn”.

- Cho học sinh đọc tiếng.

- Đọc tiếng tương tự với các tiếng còn lại.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh.

Đọc từ:

- Đọc ghi bảng từ: “nhãn vở”

- Cho học sinh đọc từ.

- Đọc từ tương tự với các từ còn lại: trang trí, nắn nót, ...

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

ƒ. Đọc đoạn, bài:

- Chia đoạn và cho học sinh luyện đọc từng đoạn.

? Đây là bài văn hay bài thơ ?

? Em hãy nêu cách đọc ?

- Cho cả lớp đọc bài.

- Theo dõi và chỉnh sửa phát âm.

3. Ôn vần: ang - ac.

- Tìm tiếng chứa vần: ang - ac.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần: ang - ac.

- Cho học sinh quan sát tranh.

- Đọc từ mẫu: Cái bảng bản nhạc.

- Nhận xét, chỉnh sửa.

*Chơi trò chơi:

- Chơi ghép tiếng chứa vần: ang - ac.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2.

4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

 Tìm hiểu bài:

*Tìm hiểu đoạn 1.

- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh.

? Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở ?

- Nhận xét, bổ sung.

*Tìm hiểu đoạn 2:

- Gọi học sinh đọc đoạn 2.

? Bố Giang khen bạn ấy như thế nào ?

? Nhãn vở có tác dụng gì ?

- Nhận xét, bổ sung.

=> Kêt luận: Bài văn cho chúng ta thấy bạn Giang rất khéo léo, và biết tự viết nhãn vở cho mình.

- Đọc lại toàn bài.

- Cho học sinh đọc bài.

Trang trí nhãn vở:

- Cho học sinh tự trang trí nhãn vở của mình theo ý thích.

- Quan sát, hướng dẫn thêm.

- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.

IV. Củng cố, dặn dò: (5').

- Cho học sinh đọc lại toàn bài.

- Nhận xét giờ học.

- Đọc thuộc bài.

- Trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

Tiết 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Nhắc lại đầu bài.

- Nghe giáo viên đọc, lớp đọc thầm.

- Đọc lại bài.

*Luyện đọc tiếng, từ, câu:

 Đọc tiếng.

- Lắng nghe, đọc thầm các từ.

=> Âm nh đứng trước vần an đứng sau, dấu ngã trên a, tạo thành tiếng nhãn.

- Đọc tiếng: CN - ĐT -N.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

Đọc từ.

- Đọc nhẩm, theo dõi.

- Đọc từ: CN - ĐT - N.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

ƒ. Đọc đoạn, bài.

- Lấy bút chì đánh dấu và chia đoạn.

=> Đây là bài văn.

=> Đọc ngắt hơi cuối dòng và nghỉ hơi ở cuối câu.

tìm tiếng

- Đọc bài theo đoạn: CN - ĐT - N.

- Nhận xét, sửa sai.

- Tìm tiếng trong bài.

- Tìm tiếng ngoài bài.

- Học sinh quan sát.

- Đọc từ ngữ: CN - ĐT - N.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

- Thi ghép tiếng nhanh và đúng.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2.

 Tìm hiểu bài:

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1.

=> Bạn viết tên trường, tên lớp, họ và tên.

- Nhận xét, bổ sung.

- Đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.

=> Bố khen Giang đã tự viết được nhãn vở.

=> Giúp ta biết quyển đó là quyển gì, quyển của ai, lớp nào, trường nào.

- Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- Lắng nghe, theo dõi.

- Đọc lại bài.

Trang trí nhãn vở:

- Học sinh trang trí nhãn vở.

- Nhận xét bạn.

- Đọc lại toàn bài.

- Về đọc lại bài và CB bài cho tiết sau.

Giáo án Tập đọc lớp 1 bài Bàn tay mẹ

Tập Đọc: BÀN TAY MẸ

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương

- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2 (SGK)

- Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn Tiếng việt, thêm yêu quý những người thân trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, SGK, bảng phụ.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1p

4p

3p

20p

1p

7p

10p

10p

12p

3p

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 1 học sinh đọc bài Cái nhãn vở.

+ Gọi 1hs nhận xét bạn đọc.

+ Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?

- Gọi tiếp 1 hs đọc bài Cái nhãn vở.

+ Gọi 1 bạn nhận xét bạn đọc.

+ Bố Giang khen bạn ấy thế nào?

- GV mời HS khác nhận xét.

GV nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới:

GV giới thiệu bài

Ở các tiết trước, chúng ta đã học về chủ điểm nhà trường,hôm nay cô trò chúng ta sẽ học sang một chủ điểm mới. Đó là chủ điểm gia đình.

- Cho hs lắng nghe bài hát và yc trả lời tên bài hát.

- GV chiếu tranh lên hỏi HS:

+ Tranh vẽ gì?

GV nhận xét: bức tranh vẽ mẹ và con gái, mẹ đang âu yếm em bé.

GV dẫn dắt vào bài: Hôm nay các con sẽ tập đọc bài “Bàn tay mẹ”. Với bài đọc này, các con sẽ hiểu rõ tình cảm của bạn nhỏ đối với đôi bàn tay của mẹ. Vì sao bạn lại yêu đôi bàn tay mẹ như vậy? Cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài tập đọc nhé.

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

+ Đọc mẫu bài lần 1: Bây giờ cô sẽ đọc cho cả lớp nghe toàn bài, các em chú ý lắng nghe cô đọc .

Lưu ý giọng đọc: Với bài này các em phải đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng , thiết tha,tình cảm để có thể diễn tả được tình cảm của bạn nhỏ đối với đôi bàn tay của mẹ.

+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Để giúp các con đọc tốt bài đọc ngày hôm nay cô trò chúng ta đi tìm một số từ ngữ khó trong bài.

*GV giới thiệu từng từ khó

- Chiếu chữ: yêu nhất

+ Yc 1 hs phân tích tiếng nhất, đánh vần, đọc trơn tiếng nhất, đọc trơn từ yêu nhất.

+ Gọi hs đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.

+ Mời HS nhận xét bạn đọc.

- Nhận xét, tuyên dương

- Tương tự chiếu các từ nấu cơm, rám nắng, xương xương

+ Gv đọc mẫu từng từ và sau đó mời cả lớp đọc, cá nhân đọc.

+ Gọi 1 vài hs đọc toàn bộ những từ khó trên bảng.

+ Mời HS nhận xét bạn đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Cho hs tự nêu thêm từ khó đọc.

+ GV giải nghĩa từ.

sRắm nắng: Da bị nắng làm cho đen lại.

sXương xương: Bàn tay gầy,nhìn rõ xương.

* Luyện đọc câu:

- Mỗi câu sẽ kết thúc bằng một dấu chấm. Bài này gồm có mấy câu?

- GV chỉ ra 5 câu và gạch vị trí kết thúc mỗi câu trên bảng phụ.

- Chú ý cho HS khi đọc kết thúc mỗi câu phải nghỉ hơi.

* Cho hs đọc nhẩm từng câu

- Giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu đầu tiên,em nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc cả tên bài các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại,đọc theo hàng ngang và hàng dọc. Em nào đọc câu cuối cùng thì đọc cả tên tác giả.

- GV nhận xét chung và tuyên dương.

* Giải lao.

* Luyện đọc đoạn:

- Bài này gồm có 3 đoạn

+ Đoạn 1: từ “ Bình yêu nhất…là việc”

+ Đoạn 2: “Đi làm về…tã lót đầy”

+ Đoạn 3: còn lại.

- Lưu ý: giọng đọc ở đoạn 2 cần đọc với giọng chậm rãi,nhấn giọng để thấy được những công việc hằng ngày mà mẹ làm cho bạn nhỏ.

- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3( nối tiếp)

- Gọi HS đọc nối tiếp theo từng đoạn

- Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Để lớp học sôi nổi hơn cô sẽ chia cả lớp thành 3 đội. Mỗi đội cử đại diện 3 bạn đọc to, rõ ràng, diễn cảm nhất lên bảng đọc thi.

- Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc trơn toàn bài

- GV mời 2- 3 HS đọc lại toàn bài, HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét.

- Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.

GV dặn HS về nhà luyện đọc thêm

Luyện tập:

v. Ôn các vần an, at.

Bài tập 1:

- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV ghi yêu cầu lên bảng.

+ Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần an?

+ Yc 1 hs phân tích tiếng bàn

- Mời HS đọc tiếng bàn.

- GV nhận xét chung.

Bài tập 2:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV ghi đề lên bảng?

- GV chiếu tranh và giới thiệu về tranh.

+ Chiếu hình ảnh mỏ than

. Trong từ mỏ than thì tiếng nào có chứa vần an?

. Yc hs đánh vần tiếng chứa vần an trong từ mỏ than.

- Yc hs đọc từ có trong tranh.

+ Chiếu hình ảnh bát cơm

. Trong từ bát cơm thì tiếng có nào chứa vần at?

. Yc hs đánh vần tiếng bát.

- Mời HS đọc từ có trong tranh.

* Yc hs tìm các từ có chứa vần an mà các em biết( yc tìm khoảng 5 từ)

* Yc hs tìm các từ có chứa vần at mà các em biết

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài:

- Gọi 1học sinh đọc lại toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Gọi1HS đọc đoạn 1,2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+ Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?

+ Gọi HS trả lời câu hỏi

+ Mời HS khác nhận xét, bổ sung

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+ Hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ?

+ Gọi HS trả lời câu hỏi.

+ Mời HS khác nhận xét,bổ sung.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

* Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Gv đọc và hướng dẫn cho hs đọc diễn cảm đoạn 3.

- Gọi 2, 3 hs đọc lại đoạn 3.

- Cho hs luyện đọc theo nhóm đôi trong thời gian 3 p.

*Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.

- Nhận xét

Luyện nói:(Trả lời câu hỏi theo tranh. )

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.

- Gọi 2 học sinh đứng tại chỗ thực hành hỏi đáp theo mẫu.


- Các câu còn lại học sinh xung phong chọn bạn hỏi đáp.

- Gọi 3 cặp ( cầm sách, đứng tại chỗ) thực hành hỏi đáp theo theo gợi ý dưới các tranh 2,3,4. Chú ý: gv yêu cầu các em nói câu đầy đủ, không nói rút gọn.

- Gọi hs nhận xét, gv nhận xét, tuyên dương.

- Có thể hỏi thêm câu hỏi ở ngoài SGK

4. Củng cố:

- Giờ hôm nay ta học bài tập đọc gì?

- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.

- Yêu mẹ thì các con phải làm gì?

*Liên hệ thực tế: Giáo dục các em yêu quý, tôn trọng và vâng lời cha mẹ. Học giỏi để cha mẹ vui lòng.

5. Nhận xét dặn dò:

Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem trước bài mới “Cái Bống”.

- Hát tập thể

- 2 học sinh đọc bài.

+ Nhận xét.

+ Trả lời câu hỏi.

+ Nhận xét câu trả lời.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs lắng nghe và trả lời: bài Bàn Tay Mẹ.

- HS trả lời: tranh vẽ mẹ và 2 con.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- 1 HS đánh vần, đọc trơn.

- Cá nhân đọc, cả lớp đọc.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS đánh vần, đọc trơn. Cá nhân đọc, cả lớp đọc.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs đọc.

- Nhận xét.

- Lắng nghe .

- Hs nêu: bàn tay, giặt, tã lót.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và trả lời.

- Quan sát và lắng nghe

- Lắng nghe.

- HS đọc nhẩm.

- Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.

Các học sinh khác theo dõi .

- HS lắng nghe.

- Hát tập thể.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS đọc theo nhóm 3

- HS đọc nối tiếp.

- Nhận xét

- Lắng nghe.

- 2 đội đọc thi.

- Nhận xét

- Lớp vỗ tay.

- 2- 3 HS đọc

- Nhận xét

- Vỗ tay.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- 1 HS đọc.

- HS trả lời: Bàn

- 1 hs phân tích tiếng Bàn

- HS đọc theo cá nhân, tổ,cả lớp.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc

- Quan sát.

- HS trả lời: than

- Hs đánh vần.

- Hs đọc: mỏ than ( đọc theo cá nhân, tổ, cả lớp)

- Quan sát.

- HS trả lời: bát

- Hs đánh vần.

- HS đọc: bát cơm(đọc theo cá nhân, tổ, cả lớp)

- bàn ghế, chan hòa, đan len, đàn hát, giàn khoan, lan can, lan man, tan học, phán xét, nhan nhãn, nhàn rỗi.

- vải bạt, bãi cát, trôi dạt, dát vàng,đạt được, mát mẻ, ca hát, nát, phát rẫy, nhút nhát, nạt nộ.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- 1 hs đọc đoạn 1 và 2.

+ Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt 1 chậu tã lót đầy.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- 1Hs đọc đoạn 3.

- Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, / các ngón tay gầy gầy / xương xương của mẹ.

- Nhận xét , bổ sung.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

- 2,3 hs đọc .

- Luyện đọc theo nhóm đôi.

- 3 tổ cử 3 đại diện lên đọc bài.

- Lắng nghe.

- 2 HS thực hành theo mẫu:

Hỏi: Ai nấu cơm cho bạn ăn?

Đáp: Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.

+ Các cặp học sinh khác thực hành tương tự như câu trên.

*H: Ai mua quần áo mới cho bạn

Đ: Bố mẹ mua quần áo mới cho tôi.

H: Ai chăm sóc khi bạn ốm?

Đ: Bố mẹ chăm sóc khi tôi ốm.

H: Ai vui khi bạn được điểm 10?

Đ: Bố mẹ, ông bà, cả nhà vui khi tôi được điểm 10.

- Lắng nghe.

- Hs hỏi đáp.

- Nhắc tên bài.

- 1 học sinh đọc lại bài.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

- Thực hành ở nhà.

Giáo án Tập đọc lớp 1 bài Cái Bống

I. Mục tiêu

- Học sinh đọc trơn toàn bài; đọc đúng các từ khó: bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng, đường trơn.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.

- Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).

- Học thuộc bài đồng dao.

II. Đồ dùng dạy học

Giáo viên

- Bài giảng.

- Sách giáo khoa.

Học sinh

- Vở học, SGK.

II. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định, tổ chức

- GV cho HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”

2. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 2 học sinh đọc cả bài “Bàn tay mẹ”và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK:

+ Bàn tay mẹ đã làm những việc gì cho chị em Bình?

+ Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay của mẹ?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- HS hát.

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.

+ Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

3. Bài mới

3.1 Giới thiệu bài

- Tiết học trước chúng mình đã được học bài tập đọc “Bàn tay mẹ”, đã biết “bàn tay mẹ” phải làm biết bao nhiêu là việc” cho chúng mình và là một người con ngoan chúng mình nên làm gì để giúp đỡ mẹ rồi.

- GV hỏi: Các con hãy quan sát bức tranh và cho cô biết bức tranh vẽ gì?

=> Bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang gánh giúp mẹ dưới trời mưa. Và đây chính là bạn Bống. Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc Cái Bống để xem bạn Bống trong bài đã làm gì để giúp đỡ mẹ nhé! Cô mời cả lớp ghi bài vào vở: Cái Bống. Mời dãy nhắc lại tên bài.

3.2 Hướng dẫn luyện đọc

- GV cho HS xem bài tập đọc trên màn hình chiếu.

- Gọi 1 HS đứng lên đọc bài.

- GV hỏi: Các em hãy quan sát bài tập đọc và cho cô biết vì sao chữ Bống đầu tiên được viết hoa?

- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét.

- GV giới thiệu: Đây là một bài đồng dao đấy các em ạ! “Đồng” là trẻ em, “dao” là ca dao. Vậy đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em đấy! Nó bao gồm rất nhiều thể loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em, …

* Luyện đọc từ khó:

- GV nói: Bây giờ cả lớp hãy đọc thầm lại bài thơ và thảo luận nhóm đôi trong vòng 1 phút tìm cho cô những tiếng, từ các em cảm thấy khó đọc nhất.

+ Tổ 1:Tìm các tiếng chứa vần ang.

+ Tổ 2: Tìm các tiếng chứa âm s.

+ Tổ 3: Tìm các tiếng chứa vần ơn.

+ Tổ 4: Tìm các tiếng chứa vần ong.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời. (Kết hợp gach chân các từ khó).

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- GV gọi 2 HS đọc từ khó.

- GV cho HS phân tích từ sau đó 3 học sinh đọc từ: bống bang, khéo sàng, khéo sẩy, đường trơn, mưa ròng.

+ GV lưu ý cho HS vần: an/ang.

+ GV lưu ý cho HS vần: ai/ay.

- GV cho HS đọc đồng thanh từ khó.

- GV cùng HS giải nghĩa của các từ khó: (kết hợp xem tranh, xem video).

+ Sảy: Làm bay vỏ và hạt lép lẫn với hạt chắc bằng cách hất cái mẹt hay cái nia lên xuống đều: Sảy thóc.

+ Sàng: Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm.

+ Đường trơn: đường bị ướt nước mưa, dễ ngã.

+ Mưa ròng: mưa nhiều, kéo dài

* Luyện đọc câu:

- GV hỏi: Bài này gồm bao nhiêu dòng thơ? (Cho HS suy nghĩ cá nhân trong vòng 1 phút).

- GV nhận xét, kết luận. (Kết hợp gạch phân biệt các dòng thơ).

- GV nói: Các con nhớ khi đọc các con phải chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp cho cô. Bây giờ các em chú ý lắng nghe cô đọc mẫu câu đầu tiên (GV vừa đọc mẫu vừa gạch cách ngắt nghỉ trong câu).

- GV gọi HS đọc lại.

- GV cho cả lớp đồng thanh câu đầu tiên.

- GV nói: Với những câu tiếp theo các em cũng chú ý cách ngắt, nghỉ hơi cho đúng (GV gạch cách ngắt, nghỉ trong câu).

- GV cho cá nhân đọc từng câu cho đến hết bài (2 – 3 HS).

- GV cho HS đọc nối tiếp câu ( 2- 3 lượt).

* Luyện đọc đoạn:

- GV chia đoạn cho HS: Bài thơ này cô chia làm 2 đoạn: đoạn 1 gồm 2 câu thơ đầu, đoạn 2 gồm 2 câu thơ còn lại (GV kí hiệu đoạn cho HS).

- GV cho HS đọc cá nhân theo đoạn.

- GV cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- GV cho HS đọc đồng thanh theo nhóm, tổ (Tổ 1 – đoạn 1, tổ 3 – đoạn 2).

- GV cho HS thi đọc đoạn với nhau: Bây giờ cô mời 2 bạn cùng nhau thi đọc xem ai đọc hay hơn nhé! Cả lớp hãy cùng lắng nghe và bình chọn cho cô nào!

* Luyện đọc toàn bài:

- GV gọi 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét.

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV cho HS đọc đồng thanh toàn bài.

NGHỈ GIẢI LAO TẠI CHỖ

Bây giờ cô mời cả lớp chúng ta đứng lên nào. Chúng mình cùng nghe và múa theo lời bài hát “Cái Bống” để nghỉ giải lao tại chỗ nhé!

3.3 Bài tập:

Ngoài luyện đọc ra, buổi học hôm nay chúng ta cùng ôn lại một số vần nhé!

- Cô mời 1 bạn đọc cho cô 2 bài tập có trong bài.

* Bài 1:

- GV nói: Bây giờ cả lớp hãy đọc thầm bài và suy nghĩ cá nhân trong vòng 1 phút tìm cho cô các tiếng trong bài có vần anh.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

* Bài 2:

- GV cho HS xem tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

+ GV hỏi: Các con thấy uống nước chanh vào mùa hè có mát không?

=> GV nhận xét, kết luận: Nước chanh không chỉ mát mà còn rất bổ, với bức tranh đó, cô có câu: “Nước chanh mát và bổ”. Vậy trong câu “Nước chanh mát và bổ” có từ nào chứa tiếng mình vừa mới học?

+ GV gọi HS nhận xét.

+ GV nhận xét.

+ GV cho HS đọc đồng thanh lại câu 1 lần.

- GV hỏi: Bức tranh thứ hai vẽ gì vậy các con?

+ Bạn nào tinh mắt đọc cho cô tên quyển sách nào?

=> Đây là quyển sách nói về: “những câu chuyện hay”. Cô có câu: “Quyển sách này rất hay. ” Vậy trong câu “Quyển sách này rất hay” có từ nào chứa tiếng mình vừa mới học?

+ GV gọi HS nhận xét

+ GV nhận xét.

- Tương tự như vậy, bây giờ các con hãy thảo luận nhóm đôi nói câu chứa tiếng có vần “anh” và nói cho bạn bên cạnh nghe, sau đó nói cho cả lớp nghe.

+ Bạn nào xung phong nói cho cả lớp nghe câu chứa tiếng có vần “anh”. (GV kết hợp ghi các câu hay trên bảng).

+ GV gọi HS nhận xét.

+ GV nhận xét.

- Bây giờ các con hãy nói cho bạn bên cạnh nghe các câu có tiếng chữa vần “ach”.

+ GV mời 1- 2 HS lên nói câu có tiếng chứa vần “ach”. (kết hợp ghi các câu hay lên bảng).

+ GV gọi HS nhận xét.

+ GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò

- Vừa rồi các con đã được học bài gì?

- GV gọi một HS đọc lại bài bài thơ.

=> Qua bài tập đọc hôm nay, chúng ta thấy được bạn Bống là một em bé ngoan biết giúp đỡ mẹ, các em cần phải biết học tập bạn Bống nhé!

- GV nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe

- Bức tranh vẽ ngôi nhà, cây chuối, một bạn nhỏ đang gánh giúp mẹ trong trời mưa.

- HS lắng nghe.

- HS ghi bài vào vở.

- HS quan sát

- HS đọc

- HS trả lời: Vì đây là tên của bạn Bống.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm, thảo luận.

- Đại diện các nhóm trả lời:

+ Tổ 1: bống bang, khéo sàng

+ Tổ 2: khéo sảy, khéo sàng

+ Tổ 3: đường trơn

+ Tổ 4: mưa ròng

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- Học sinh làm theo yêu cầu của GV.

+ Con thưa cô tiếng “bang” có âm /b/ đứng trước, vần “ang” đứng sau. (3 học sinh đọc từ “bống bang”).

+ Con thưa cô tiếng “sàng” có âm /s/ đứng trước, vần “ang” đứng sau, thanh huyền trên đầu chữ “a”. (3 học sinh đọc từ “khéo sàng”).

+ Con thưa cô tiếng “sảy” có âm /s/ đứng trước, vần “ay” đứng sau, thanh hỏi trên đầu chữ “a”. (3 học sinh đọc từ “khéo sảy”).

+ Con thưa cô tiếng “trơn” có âm /tr/ đứng trước, vần “ơn” đứng sau (3 học sinh đọc từ “đường trơn”).

+ Con thưa cô tiếng “ròng” có âm /r/ đứng trước, vần “ong” đứng sau, thanh huyền trên đầu chữ “o”. (3 học sinh đọc từ “mưa ròng”).

- HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: gồm 4 dòng thơ

+ Dòng 1: Cái… bống bang

Dòng 2: Khéo… nấu cơm

Dòng 3: Mẹ… đường trơn

Dòng 4: Bống… mưa ròng

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS đọc

- Cả lớp đồng thanh.

- HS lắng nghe, quan sát.

- Cá nhân đọc

- HS đọc nối tiếp

- HS lắng nghe.

- Học sinh đọc

- HS đọc đồng thanh.

+ HS lắng nghe

+ HS thi đọc

- 1- 2 HS đọc

- HS lắng nghe

- HS đọc đồng thanh.

- HS nghe và múa

- HS đọc

Mỗi tổ 1 HS xung phong đọc bài

- HS trả lời: Các tiếng trong bài có vần anh là: gánh

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Bức tranh vẽ 1 bạn nhỏ đang uống nước chanh.

+ HS trả lời: Có ạ!

+ HS trả lời: Có từ chanh chứa vần anh vừa học.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đồng thanh.

- HS trả lời: vẽ một quyển sách.

+ Những câu chuyện bổ ích và lí thú.

+ HS trả lời: có từ sách chứa vần ach mình vừa mới học.

+ HS nhận xét.

+ HS lắng nghe

+ Các nhóm đôi nói cho nhau nghe.

+ Một vài học sinh nói câu.

+ HS nhận xét.

+ HS lắng nghe.

+ HS nói.

+ HS nhận xét.

+ HS lắng nghe.

- HS trả lời: bài tập đọc: Cái bống.

- HS đọc

- HS lắng nghe

Giáo án Tập đọc lớp 1 bài Vẽ ngựa

TẬP ĐỌC: VẼ NGỰA. (2 Tiết)

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài tập đọc: Vẽ ngựa. Đọc các từ ngữ: Bao giờ, sao em biết, bức tranh.

- Hiểu nội dung bài: Tình hài ước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.

Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK )

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ ghi sẵn các bài tập SGK/51.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập, ...

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

I. Kiểm tra bài cũ: (4').

- Gọi học sinh đọc lại bài: “Cái Bống”.

- Trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Nhận xét, bổ sung.

II. Bài mới: (29').

Tiết 1.

1. Giới thiệu bài:

- Hôm nay các con được học một chuyện vui có tên gọi “Vẽ ngựa”. Câu chuyện kể về một em bé rất thích vẽ, ...

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu 1 lần.

- Gọi học sinh đọc bài.

. Luyện đọc tiếng, từ:

=> Trong bài chúng ta cần chú ý các từ:

Bao giờ, sao, bức tranh.

- Cho học sinh đọc các tiếng, từ.

- Phân tích tiếng, từ.

? Nêu cấu tạo tiếng: bao giờ?

- Cho học sinh đọc tiếng hay lẫn.

- Đọc tiếng tương tự với các tiếng còn lại.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

. Luyện đọc câu:

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

- Cho học sinh đọc trơn từng câu.

- Cho học sinh đọc từng dòng.

- Theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

ƒ. Luyện đọc đoạn, bài:

*Luyện đọc từng dòng thơ.

- Cho học sinh quan sát bài và hỏi:

? Bài gồm có mấy đoạn?

- Chia thành từng đoạn cho học sinh đánh dấu.

- Cho học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.

- Cho học sinh đọc toàn bài.

- Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.

3. Ôn vần: ua - ưa.

. Tìm tiếng trong bài có vần: ua- ưa.

? Tìm trong bài các tiếnửatong bài có vần ua - ưa?

? Tìm tiếng ngoài bài có vần ua - ưa?

- Cho học sinh đánh vần, đọc trơn.

- Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.

. Nói câu chứa tiếng:

+ Có vần: ua.

+ Có vần: ưa.

- Nhận xét, bổ sung.

- Cho học sinh quan sát tranh.

- Cho học sinh đọc câu mẫu:

Trận mưa rất to.

Mẹ mua bó hoa rất đẹp.

? Nói câu có tiếng chứa vần ua - ưa?

- Nhận xét, chỉnh sửa.

Tiết 2.

4. Tìm hiểu bài, luyện đọc theo cách phân vai:

. Tìm hiểu bài:

- Đọc mẫu toàn bài lần 2.

- Gọi học sinh 2 dòng đầu.

? Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?

? Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra?

- Nhận xét, bổ sung.

=> Giảng: Em bé ở trong câu chuyện còn rất nhỏ. Bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa nên bà không nhận ra, ...

. Luyện đọc phân vai:

? Trong câu chuyện có những ai?

- Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.

+ Giọng người dẫn chuyện: Vui, chậm rãi.

+ Giọng bé: Hồn nhiên, ngộ nghĩnh.

+ Giọng chị: Ngạc nhiên.

- Gọi các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

ƒ. Luyện nói:

- Nêu yêu cầu phần luyện nói.

- Gọi học sinh đọc câu mẫu.

- Cho các cặp hỏi và trả lời theo mẫu.

IV. Củng cố, dặn dò: (5').

- Cho học sinh đọc lại toàn bài.

- Nhận xét giờ học.

- Đọc lại bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung ý cho bạn.

Tiết 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Nhắc lại đầu bài.

- Nghe giáo viên đọc bài.

- Đọc lại bài.

. Luyện đọc tiếng, từ:

- Đọc thầm các từ.

=> Âm B đứng trước vần ao đứng sau, giờ: âm gi đứng trước, âm ơ đứng sau và dấu huyền trên âm ơ.

- Đọc: CN - N - Đ.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

e. Luyện đọc câu:

- Lắng nghe, theo dõi.

- Đọc trơn từng câu: CN - ĐT.

- Đọc từng dòng: CN - ĐT.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

ƒ. Luyện đọc đoạn, bài:

*Luyện đọc từng dòng thơ.

- Học sinh quan sát

=> Bài gồm 4 đoạn.

- Đánh dấu các đoạn.

- Đọc nối tiếp theo đoạn.

- Đọc toàn bài: ĐT.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

. Tìm tiếng trong bài có vần: ua- ưa.

- Lên bảng tìm và gạch chân.

- Đánh vần, đọc trơn: CN - ĐT.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

. Nói câu chứa tiếng:

VD: Con chim đậu trên cành chanh.

Bố em mua cho em chiếc cặp sách rất đẹp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Quan sát và nhận xét tranh.

- Đọc câu mẫu trong sách: CN - ĐT.

- Thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét, sửa cách phát âm.

Tiết 2.

. Tìm hiểu bài:

- Lắng nghe, theo dõi.

- Đọc 2 dòng thơ đầu.

=> Bạn nhỏ vẽ con ngựa.

=> Vì bạn nhỏ vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa.

- Nhận xét, bổ sung.

. Luyện đọc phân vai:

=> Trong câu chuyện có: em bé, chị của bé, người dẫn chuyện.

- Lắng nghe, theo dõi.

- Các nhóm đại diện trình bày.

- Nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

ƒ. Luyện nói:

- Lắng nghe, theo dõi.

- Đọc câu mẫu.

- Từng cặp hỏi đáp theo mẫu.

- Học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Còn tiếp, Mời các bạn tải toàn bộ tài liệu về để tham khảo thêm!

Ngoài Giáo án Tập đọc lớp 1 trọn bộ trên, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán 1Tiếng Việt 1 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tập đọc 1

    Xem thêm