Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 9

Giáo án Lịch sử 8 bài 9 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức bài 9 Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Lịch sử 8 chương trình mới.

BÀI 9. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HOÁ, TÔN GIÁO TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

(Số tiết dự kiến: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế.

- Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực để thực hiện các nhiệm vụ được giao của cá nhân/nhóm.

- Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp; Xác định được nhiệm vụ của nhóm và tích cực thể hiện trách nhiệm, năng lực của cá nhân đối với nhiệm vụ được giao.

* Năng lực chuyên biệt:

- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử 1,2 và hình ảnh trong SGK (9.1, 9.2, 9.3, 9.4) dưới sự hướng dẫn của GV đế nhận thức những vấn đề cơ bản của bài học.

- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

+ Trình bày được những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII, tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.

+ Trình bày và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVII

- Phát triển năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Lập được bảng tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo các tiêu chỉ sau: lĩnh vực, sự chuyển biến.

+ Liên hệ được các làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI – XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay và đưa ra các đề xuất giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.

+ Kể được những con đường, ngôi trường, nào mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ:

+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.

+ HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.

- Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV. Bài trình chiếu, hình ảnh, video liên quan đến bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.

2. Học sinh

SGK, bút,viết, vở ghi, giấy A4, bảng nhóm. Thiết bị truy cập internet, 4G.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức về tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt trong các thế ki XVI-XVIII.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Ở các thế kỉ XVI – XVIII, trong dân gian phổ biến những câu sau:

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây,

Thứ nhất Kinh Kì

Thứ nhì Phố Hiến.

Những câu trên nhắc đến các địa danh nào và phản ánh nội dung gì? Từ đó, hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về tình hình kinh tế, văn hóa Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung bài mới.

Dự kiến sản phẩm:

- Các địa danh được nhắc đến trong 2 câu thơ trên là: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Kinh Kì (Thăng Long - Hà Nội); Phố Hiến (Hưng Yên)….

- 2 câu thơ trên phản ánh về sự phát triển của lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

- Chia sẻ hiểu biết: trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI - XVIII

a. Mục tiêu: Trình bày được tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII.

b. Nội dung: Dựa thông tin trong SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm: Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS thảo luận nhóm cặp đôi; Giao nhiệm vụ: các thành viên nhóm thảo luận hoàn thành các câu hỏi có trong phiếu học tập.

+ Thời gian làm việc: 5 phút.

Tư liệu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lĩnh vực

Những nét chính

Nông nghiệp

………………………

……………………….

Thủ công nghiệp

………………………

………………………

Thương nghiệp

………………………

………………………

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK, (Tr.40-41), thảo luận cặp đôi để hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 1.

+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn.

Tư liệu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lĩnh vực

Những nét chính

Nông nghiệp

- Ở Đàng ngoài: sản xuất sa sút, ruộng công biến thành ruộng tư; nông dân bị mất ruộng đất phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, thuế nhà nước; thiên tai, mất mùa,… nông dân nghèo bỏ làng đi phiêu tán.

- Ở Đàng Trong: nông nghiệp phát triển; hình thành tầng lớp địa chủ lớn; nông dân bị bần cùng hóa do bị mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như Đàng Ngoài

Thủ công nghiệp

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng.

- Nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn: dẹt vải, đồ gốm, rèn sắt…

- Xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng: Gốm Thổ Hà (B.Giang), Bát Tràng (H.Nội); Dệt La Khê (H.Nội), Rèn sắt Nho Lâm (N.An); làm đường mía ở Quảng Nam…

Thương nghiệp

- Buôn bán được mở rộng, mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.

- Nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các Tk XVII-XVIII: Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, Phố Hiến (Hưng Yên)

Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương.

- Nửa sau TK XVIII, các thành thị suy tàn do chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương

Công cụ đánh giá: Phiếu học tập số 1

Lĩnh vực

Thành tựu chính

Đúng

Sai

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Nông nghiệp

Hoàn thành 2/3 phiếu học tập chính xác trong thời gian quy định là Đạt yêu cầu

Hoàn thành dưới 1/2 phiếu học tập trong thời gian quy định là Chưa Đạt yêu cầu

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Hết thời gian 5 phút, GV cho đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình (đại diện 2-3 nhóm, các nhóm còn lại nộp đại diện một phiếu học tập lại cho GV nhận xét)

+ Các HS khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức:

GV quan sát, đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.

* GV có thể mở rộng: Em hãy kể tên một số địa danh gắn liền với các làng nghề thủ công có từ thời Lý. Địa danh và làng nghề nào còn đến ngày nay?

1. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI - XVIII

a) Nông nghiệp

- Ở Đàng Ngoài:

+ Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng, ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.

+ Người nông dân mất ruộng đất, buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác.

+ Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Ở Đàng Trong:

+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

+ Tình trạng nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.

b) Thủ công nghiệp

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, các chính quyền vẫn duy trì hoạt động của các quan xưởng để sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại và đúc tiền,...

- Nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn như: dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy,...

- Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội); làng dệt La Khê (Hà Nội); các làng rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Huế); làng làm đường mía ở Quảng Nam;...

c) Thương nghiệp

- Buôn bán mở rộng.

- Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.

- Nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII.

+ Ở Đàng Ngoài: Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, Phố Hiến (Hưng Yên)

+ Ở Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương.

- Đến nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đảng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 9

Trên đây là Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 9 Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm