Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) theo CV 5512

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.

- Các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.

3. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về chiến tranh thế giới thứ nhất, phiếu học tập...

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: GV trực quan một số tranh ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh này cho các em thấy được điều gì?

+ Qua hình ảnh này em thấy cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác hại như thế nào đến các nước tham chiến?

c) Sản phẩm: Đó là những hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất...

d) Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Trong lịch sử loài người đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của nó ra sao? Các em hãy theo dõi bài học để giải đáp những vấn đề nêu trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

a) Mục đích:

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục I.

+ Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- GV: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905).

? Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh này?

(Đều là các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc (Mĩ-Tây Ban Nha, Nga-Nhật). Chiến tranh để giành thuộc địa và thôn tính đất đai (Anh-Bô-ơ)).

- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập.

- HS đọc phần tư liệu SGK trang 71.

GV: Sự kiện trên chỉ là duyên cớ để bùng nổ chiến tranh.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH

- Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

- Thành lập hai khối quân sự đối lập:

+ Năm 1882, khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a.

+ Năm 1907, khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.

- Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

Hoạt động 2: Những diễn biến chính của chiến sự

a) Mục đích: HS cần nắm được diễn biến chính của cuộc chiến tranh.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

+ Trình bày diễn biến chính của cuộc chiến tranh qua 2 giai đoạn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

- GV dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để tường thuật diễn chính của cuộc chiến tranh.

- HS trình bày trên lược đồ.

? Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới?

(Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến, sau đó có 38 nước tham chiến. Chiến tranh bùng nổ với qui mô toàn thế giới).

- GV yêu cầu HS xem hình 51 SGK

? Bức tranh đó nói lên điều gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:

1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916):

- Từ 1-3/8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.

- 4/8, Anh tuyên chiến với Đức.

- Từ 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.

- Cả hai phe đều lôi kéo nhiều nước tham gia.

- Sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại, đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người.

2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918):

- 4/1917, Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

- Phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.

- Từ cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

- 11/11/1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

·

Hoạt động 3: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

a) Mục đích: HS cần nắm được hậu quả của cuộc chiến tranh.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV giao nhiệm vụ: Phiếu học tập: Trình bày hậu quả của cuộc chiến tranh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

+ HS thực hiện và GV hướng dẫn:

- GV yêu cầu HS thống kê các con số, qua đó nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh?

(Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và của. Tổn hại to lớn cho nhân loại về cả vật chất và tinh thần).

? Em hãy nêu tính chất của cuộc chiến tranh?

(Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa).

?Em suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó?

(Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động là người phải gánh chịu mọi hi sinh về người và của).

+ HS trình bày kết quả.

+ Đánh giá kết quả thực hiện.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:

- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hủy,… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.

- Đức mất hết thuộc địa, Anh-Pháp-Mĩ mở rộng thêm thuộc địa.

- Phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển.

·

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Trắc nghiệm:

Câu 1: Mâu thuẫn giữa hai khối Liên minh và Hiệp ước chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai nước nào?

  1. Đức và Pháp.
  2. Ý và Anh.
  3. Áo - Hung và Nga.
  4. Đức và Anh.

Câu 2: Nguyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất là

  1. Nga tấn công Bôxnia.
  2. Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.
  3. Áo-Hung tấn công vùng Bancăng.
  4. nhân dân Bôxnia nổi dậy chống Áo-Hung.

Câu 3: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  1. phi nghĩa thuộc về khối Liên minh.
  2. Phi nghĩa thuộc về khối Hiệp ước.
  3. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
  4. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.

Câu 4: Sau thế chiến I, bản đồ thế giới chia lại như thế nào?

  1. Mỹ chiếm nhiều nơi trên thế giới.
  2. Đức bị chia hai, Anh và Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.
  3. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa.
  4. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

  • Những nét chính về mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành 2 khối quân sự ở Châu Âu: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a), khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
  • Sơ lược diễn biến của chiến tranh qua 2 giai đoạn:
    • 1914 – 1916: Ưu thế thuộc về Đức, Áo – Hung.
    • 1916 – 1918: Ưu thế thuộc về Anh, Pháp.

2. Về tư tưởng: Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình độc lập và chủ nghĩa xã hội

3. Về kĩ năng:

  • Phân biệt các khái niệm"Chiến tranh đế quốc", "Chiến tranh cách mạng","Chiến tranh chính nghĩa","Chiến tranh phi nghĩa"
  • Trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh, đánh giá một số vấn đề lịch sử

II. Chuẩn bị

  • GV: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất, thống kê kết quả chiến tranh
  • HS: Đọc trước bài mới chuẩn bị trả lời câu hỏi

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  • Nêu nội dung chính của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật bản?
  • Vì sao chủ nghĩa đế quốc Nhật được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

3. Bài mới

Thế kỷ XX diễn ra nhiều cuộc chiến tranh đã bùng nổ. Trong đó có 2 cuộc chiến tranh lớn có quy mô toàn thế giới là chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vậy chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, diễn biến và kết cục, hậu quả của nó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

GV: Các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: 1 số nước đi vào con đường TBCN muộn, nhưng phát huy được lợi thế riêng và lợi dụng thành tựu KHKT của các nước đi trước nên đã có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt như: Đức, Mĩ, Áo – Hung, vượt qua các nước tư bản “già” như Anh, Pháp. Các nước đế quốc “trẻ” có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng ít thuộc địa. Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu đưa đến việc gây chiến tranh để phân chia lại đất đai trên thế giới.

GV: Cụ thể là có những cuộc chiến tranh của những nước đế quốc nào?

HS: Đọc nội dung hàng chữ nhỏ trong SGK.

GV: Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh này?

HS:Chiến tranh tranh giành thuộc địa và thôn tính của các đế quốc

? Vậy nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh là gì.

HS:Mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau (Nhu cầu cần thị trường và thuộc địa).

Nguyên nhân trực tiếp là gì?

HS: 28-6-1914 Đức, Áo, Hung tuyên chiến Xéc-bi

GV: Sự phát triển không đều giữa những nước có nền kinh tế phát triển nhanh như Đức, Mĩ nhưng lại có ít thuộc địa và các nước có nền kinh tế phát triển chậm như Anh, Pháp nhưng lại có nhiều thuộc địa nên các nước tích cực chạy đua vũ trang để tranh giành quyền lực và thuộc địa.

* Hoạt động 2: Trình bày được sơ lược diễn biến của chiến tranh qua 2 giai đoạn.

GV: Trình bày diễn biến giai đoạn 1 trên bản đồ

GV: Tại sao gọi chiến tranh 1914 – 1918 là chiến tranh thế giới thứ nhất?

HS: Lúc đầu chỉ có 5 nước ĐQ, sau đó có 38 nước trên TG bị lôi cuốn vào vòng chiến tranh. Chiến sự nổ ra ở nhiều nơi, trên nhiều lục địa, biển và đại dương nhưng chiến sự chính là ở Châu Âu.

GV: Chiến sự diễn ra gồm mấy giai đoạn?

HS: 2 giai đoạn

? Tình hình chiến sự ở giai đoạn thứ 1 diễn ra như thế nào.

HS:

- Sau sự kiện Thái tử Áo – Hung bị ám sát:

+ Từ 1 đến 3 – 8, Đức tuyên chiến Nga và Pháp.

+ Ngày 4 - 8 Anh tuyên chiến với Đức

GV: Em có nhận xét gì về chiến sự giai đoạn thứ 1?

HS: Ưu thế thuộc về phe liên minh, lúc đầu có 5 cường quốc -> Lan rộng toàn thế giới lôi kéo nhiều nước tham gia và sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại

GV: Nhấn mạnh lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến sau đó đã lôi kéo 38 nước và nhiều thuộc địa.

GV: Tình hình chiến sự ở giai đoạn thứ 2 diễn ra như thế nào?

HS: Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4-1917), vì phe Liên minh bị thất bại.

? Em có nhận xét gì về chiến sự ở giai đoạn thứ 2.

HS: phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

? Đức đầu hàng vào thời gian nào.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 48 và 49/SGK.

? Các bức ảnh đó nói lên điều gì.

GV: Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của nước Đức, CM Nga thắng lợi, CMVS phát triển, dân tộc thuộc địa thức tỉnh.

* Hoạt động 3: Trình bày kết quả của chiến tranh

GV: Dùng bảng thống kê kết quả chiến tranh

HS: Em có nhận xét hậu quả của chiến tranh

? Bản đồ chính trị thế giới đã có sự thay đổi như thế nào.

? Nước nào mở thêm thuộc địa của mình.

GV: Khẳng định "Kẻ gieo gió ắt phải gặt bão”

? Trong quá trình chiến tranh phong trào cách mạng nào trên thế giới tiếp tục phát triển.

*GDMT: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra và những hậu quả của chiến tranh là tàn phá các nước, gây tổn hại to lớn cho nhân dân thế giới như: của cải, vật chất, con người, vũ khí, bom, đạn.. đã gây ô nhiễm môi trường…Vì vậy con người chúng ta cần phải biết bảo vệ môi trường xung quanh.

GV: Em hãy rút ra tính chất cuộc chiến tranh:

HS: Chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.

I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

- Sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản. Mâu thuẫn vấn đề về thuộc địa.

-> Các cuộc chiến tranh đế quốc.

- Các nước đế quốc hình thành 2 khối quân sự đối lập:

+ Khối Liên minh Đức, Áo-Hung (1882)

+ Khối Hiệp ước Anh, Pháp, Nga (1907).

-> Cả 2 khối đề tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

II. Những diễn biến chính của chiến sự:

1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

- Sau sự kiện Thái tử Áo – Hung bị ám sát:

+ Từ 1 đến 3 – 8, Đức tuyên chiến Nga và Pháp.

+ Ngày 4 - 8 Anh tuyên chiến với Đức

-> Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Đức tập trung lực lượng đánh phía Tây nhằm thôn tính nước Pháp. Song nhờ có Nga tấn công quân Đức ở phía Đông, nên Pháp được cứu nguy. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả 2 phe.

- Chiến tranh bùng nổ đã lôi kéo nhiều nước tham gia và sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại.

2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918):

- 2-1917 cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4-1917), vì phe Liên minh bị thất bại.

- Cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

- 11-11-1918 Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy… chi phí chiến tranh là 85 tỉ đôla.

- Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của CM tháng Mười Nga.

-Tính chất: Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

4. Củng cố

* Kẻ hung hãn nhất trong việc gây chiến tranh giành thuộc địa là nước:

  1. Đức b. Anh c. Pháp d. Nga

*Lập niên biểu những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Năm

Sự kiện

- 28/6/1914

- 28/7/1914

- 8/1914

- 1916

- 2/1917

- 1917

- 11/11/1918

- Thái tử Áo – Hung bị ám sát.

- Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

- Đức tuyên chiến với Nga rồi Pháp.

- Chiến tranh chuyển sang thế cầm cự cả 2 phe.

- CM dân chủ TS thành công ở Nga.

- Các đồng minh Đức lần lượt đầu hàng.

- Đức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

5. Dặn dò

  • Học bài cũ, xem lại các bài đã học.
  • Tuần sau là tiết ôn tập để hệ thống hóa kiến thức đã học.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
4 7.265
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm