Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 bài 5

Giáo án môn Âm nhạc 7

Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 bài 5: Lý cây đa bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  • Giúp học sinh hát đúng giai điệu bài hát Dân ca Quan Họ Bắc Ninh;
  • Làm quen với bài TĐN Số 2 viết ở nhịp 2/4.

2. Về kĩ năng: HS hát thuộc và thể hiện tốt sắc thái, vui tươi, trong sáng của bài hát.

3. Về thái độ: Học xong bài học, HS có tình cảm yêu quê hương, yêu con người Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị của giáo viên:

  • Chuẩn kiến thức - kĩ năng;
  • Một số bài hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Chuẩn bị của học sinh:

  • SGK môn âm nhạc;
  • Xem bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Giáo viên sử dụng các phương pháp: Thuyết trình, thực hành, vấn đáp, nhóm, thị phạm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Đặt vấn đề vào bài mới: Trong tiết học ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em hát và biểu diễn thuần thục bài hát Lí cây đa và giới thiệu cho các em làm quen với bài TĐN Số 2 viết ở nhịp.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính (Ghi bảng)

Hoạt động 1: Ôn bài hát

- Thực hiện

Hoạt động 2: Dạy nhạc lí

- Thuyết trình

- Hướng dẫn

- Thuyết trình

Hoạt động 3: Dạy TĐN

- Thuyết trình

- Hướng dẫn

- Hướng dẫn

- Ghi bài

- Thực hiện

- Nhóm thể hiện

- Trình bày trước lớp

- Theo dõi và ghi chép

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV

- Theo dõi và ghi chép.

- Chú ý

- Thực hiện

- Luyện thanh

- Thực hiện theo chỉ

dẫn của GV

- Tập đọc nhạc

- Thực hiện

Nội dung 1: Ôn bài hát

Lí Cây đa

- Cả lớp hát lại bài hát và cũng là khởi động giọng.

- Cho HS hát với tốc độ vừa phải; hát hồn nhiên, vui tươi.

- Các nhóm hát

- Kiểm tra theo nhóm và ghi điểm.

Nội dung 2: Nhịp

a) Nhịp:

- Còn kí hiệu là nhịp C, mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt đen …

- Ví dụ minh họa (SGK)

b) Cách đánh nhịp :

- Đánh nhịp theo sơ đồ.

c) Ứng dụng nhịp :

- Nhịp thường được dùng trong các bản hành khúc, các bài hát trang nghiêm hoặc bài hát trữ tình.

Nội dung 3: TĐN số 2

1/ Giới thiệu TĐN:

- TĐN mang tên Anh trăng-Nhạc Pháp, viết ở nhịp.

2/ Chia câu:

- TĐN chia ra làm 4 câu ngắn.

- HS nhận xét bài TĐN: cao độ, trường độ, đọc tên nốt, kí hiệu.

3/ Luyện thanh:

- Đọc thang âm Đô trưởng & các trục âm.

4/ Luyện tiết tấu:

- Gõ tiết tấu của bài TĐN Số 2

5/ Đọc từng câu:

- Nghe GV đọc & đọc theo. Đọc từng câu theo lối móc xích

6/ Ghép hoàn chỉnh bài:

- HS hát nốt cả bài sau đó ghép lời.

- Chia nhóm hát nốt, lời, gõ tiết tấu. Chú ý hát đúng tốc độ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm