Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 11
Giáo án môn Sinh học học lớp 10
Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 11: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh phải biết cách điều khiển sự đóng, mở của tế bào khí không thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
2. Kĩ năng
- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng làm tiêu bản hiển vi.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, thói quen làm việc khoa học…
II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Tích hợp kĩ năng sống
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; hợp tác; quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường đất, nước, không khí và các sinh vật sống trong đó.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. HS chuẩn bị: Lá thài lài tía (hoặc dong riềng, chuối hoa…) có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá.
2. Giáo viên:
- Kính hiển vi quang học với vật kính ´10, ´40 và thị kính ´10 hoặc ´15. Phiến kính, lá kính.
- Lưỡi dao cạo râu, nước cất, ống nhỏ giọt, dung dịch muối hoặc đường loãng, giấy thấm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ:
Gv: Thế nào là dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương? Khi cho tế bào vào các dung dịch trên nước thẩm thấu như thế nào qua màng tế bào và tế bào xảy ra hiện tượng gì?
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
* Hoạt động 1: giới thiệu bài thực hành -Gv: + Nêu mục tiêu bài TH. + Y/c Hs trình bày các bước tiến hành thí nghiệm. Hoạt động 2: Tổ chức, phân công nhóm - Gv chia nhóm Th - Phân công vị trí nhóm - Giao dụng cụ: KHV, phiến kính, lá kính, dd muối, đg… *Hoạt động 3: Thực hành - GV bao quát lớp, động viên và giúp đỡ các nhóm yếu về thao tác tách lớp biểu bì và cách quan sát trên KHV. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả TH - Gv kiểm tra KQ ngay trên KHV của các nhóm → nhận xét. - Gv: nêu câu hỏi thảo luận TN1: + Ban đầu khí khổng đóng hay mở? + Tế bào có gì khác so với tế bào lúc bình thường? + Thay đổi nồng độ dd muối thì tốc độ co nguyên sinh sẽ như thế nào? - Gv: nêu câu hỏi TL + Tế bào lúc này có gì khác so với tế bào khi co nguyên sinh? + Lỗ khí đóng hay mở? -Gv (BSKT): Lỗ khí đóng mở đc là do thành tế bào ở 2 phía của tế bào lỗ khí khác nhau, phía ngoài dày hơn phía trong nên khi trương nc thành tế bào phía ngoài giãn nhiều hơn phía trong → điều này thể hiện cấu tạo phù hợp với chức năng của tế bào lỗ khí. Nếu lấy tế bào cành củi khô lâu ngày để làm tn: tế bào cành củi khô chỉ có hiện tg trương nc chứ không có htg co nguyên sinh, vì đây là đặc tính của tế bào sống. | - Hs: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm: 1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây +B1: Dùng dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía → đặt lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nc → đậy lá kính. Dùng giấy thấm hút bớt nc còn thừa… + B2: Đặt tiêu bản lên KHV ® điều chỉnh kính ® quan sát tế bào (ở vật kính 10x sau đó chuyển sang 40x). + B3: Vẽ các tế bào biểu bì bình thg và các tế bào cấu tạo nên khí khổng vào vở. + B4: Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dd muối loãng và rìa của lá kính ® quan sát hiện tượng ® vẽ các tế bào quan sát được dưới KHV vào vở. 2. TN phản co nguyên sinh và việc đk sự đóng mở khí khổng. →SGK/ 52 -Hs: + Các nhóm nhận dụng cụ + về vị trí TH - Hs: Làm tiêu bản, quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh; việc đk sự đóng mở khí khổng ® vẽ hình -Hs: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trên cơ sở Kq của nhóm. * TN1: + Khí khổng lúc này đóng + tế bào nhìn rõ + DD nước muối ưu trương hơn nên đã hút nc của tế bào, làm cho màng tế bào tách khỏi thành tế bào và co dần lại → Đó là hiện tượng co nguyên sinh. - Nếu nồng độ dd muối đậm hơn thì tốc độ co nguyên sinh diễn ra rất nhanh và ngược lại. * TN2: + Màng tế bào giãn dần ra đến khi tới thành tế bào trở về trạng thái lúc đầu. + Lỗ khí mở |