Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 6

Giáo án môn Sinh học học lớp 10

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 6: Axit nuclêic được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được thành phần hoá học, cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.

2. Kĩ năng: So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.

3. Giáo dục: cho HS ý nghĩa về cơ sở di truyền của các tế bào và sự di truyền của cơ thể sinh vật.

II. Trọng tâm: Cấu trúc và chức năng của ADN và ARN

III. Phương pháp – phương tiện dạy học:

Vấn đáp + Trực quan.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Trình bày đặc điểm và cấu trúc bậc của prôtein?

(?) Prôtein có những chức năng gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtein?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1

Axit nuclêic có 2 loại:

Axit Đêôxiribônuclêic(ADN)

Axit ribônulêic (ARN)

GV giới thiệu mô hình cấu trúc hoá học của ADN và ARN

HS quan sát và so sánh cấu trúc của ADN và ARN?

(?) Đặc điểm nào sau đây chung cho cả ADN và ARN?

A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.

B. Đều được cấu tạo từ các chuỗi pôlynuclêôtit.

C. Đều chứa các liên kết hiđrô.

D. Đều là những chuỗi xoắn kép.

(?) Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở thành phần nào?

A. Axit phôtphoric

B. Đường, bazơ nitơ.

C. Bazơ nitơ, Axit phôtphoric.

D. Bazơ nitơ.

HS thảo luận và trả lời.

(?) Trong các đáp án trên đơn phân của ADN và ARN khác nhau điểm nào?

HS: Đường và bazơ nitơ.

(?) Vì sao chỉ có 4 loại nuclêôtit mà tạo ra vô số các ADN khác nhau.

HS: Do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nu.

(?) Trong phân tử ADN 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc:

A. Bán bảo toàn.

B. Khuôn mẫu.

C. Bảo toàn.

D. Bổ sung.

Hoạt động 2: So sánh cấu trúc của AND và ARN

GV hướng dẫn cho HS quan sát mô hình cấu trúc không gian của ADN.

(?) Qua mô hình trên hãy mô tả cấu trúc không gian của ADN?

HS:

1A0 = 10-2nm = 10-4 = 10-7mm

(?) ADN được cấu tạo từ 2 mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung. Nếu chỉ tính riêng cấu tạo này thì chức năng tương ứng của ADN là gì?

HS: Làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN.

(?) TTDT trong ADN được truyền qua các thế hệ tế bào bằng cách nào?

HS: Nhờ cơ chế sao mã và giải mã.

Hoạt động 3: Soa sánh cấu trúc và chức năng các loại ARN

Hãy thảo luận cấu trúc và chức năng của từng loại ARN?.

HS thảo luận nhóm và đưa ra kết quả thảo luận của nhóm.

(?) Phân tử ARN nào không có liên kết hiđrô?

A. tARN, rARN.

B. rARN, mARN.

C. mARN.

D. rARN

Bài 6. Axit nuclêic

I. Axit đêôxiribônuclêic(ADN) và Axit ribônuclêic(ARN):

Cấu trúc hoá học của ADN và ARN:

ADN

ARN

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo của một nuclêôtit:

+ Đường pentôzơ (C5H10O4)

+ Nhóm phôtphat (H3PO4)

+ Một trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X)

- Các nuclêôtit trên mỗi mạch liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste (liên kết hóa trị) theo một chiều xác định (5’ – 3’) tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.

+ 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:

+) A - T bằng 2 liên kết hiđrô.

+) G - X bằng 3 liên kết hiđrô.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit

- Cấu tạo của một ribônuclêôtit:

+ Đường ribôzơ (C5H10O5)

+ Nhóm phôtphat (H3PO4)

+ Một trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X)

- Các ribonuclêôtit trên mỗi mạch liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste (liên kết hóa trị) theo một chiều xác định (5’ – 3’) tạo thành chuỗi pôlyribônuclêôtit

2. Cấu trúc không gian của ADN và ARN:

ADN

ARN

- ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên mạch xoắn kép đều đặn và giống 1 cái cầu thang xoắn.

- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.

- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.

- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit,

- Đường kính vòng xoắn là 20A0

- Gồm một mạch pôlyribônuclêôtit.

gồm có 3 loại ribônuclêôtit (mARN, tARN, rARN)

+ mARN: chuỗi poliribonu dạng mạch thẳng.

+ tARN: …

+ rARN:…

3. Chức năng của ADN:

- Mang, bảo quản, và truyền đạt thông tin di truyền.

- Làm khuôn để tổng hợp ARN.

ADN ARN Prôtein Tính trạng

Tự sao

II. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:

Loại ARN

Cấu trúc

Chức năng

ARN thông tin (mARN)

Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôlyribônuclêôtit.

Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

ARN vận chuyển (tARN)

Có cấu trúc với 3 thuỳ, 1 thuỳ mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết a.a -> giúp liên kết với mARN và ribôxôm.

Vận chuyển a.a đến ribôxôm để tổng hợp prôtein.

ARN ribôxôm (rARN)

Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ.

Cùng prôtein tạo nên ribôxôm.

Là nơi tổng hợp prôtein.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 10

    Xem thêm