Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 23

Giáo án môn Sinh học học lớp 10

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 23: Sinh trưởng của vi sinh vật được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được các pha cơ bản nuôi cấy VK không liên tục và ý nghĩa của các pha.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được thời gian và tốc độ sinh trưởng ở từng pha.

3. Giáo dục: cho học sinh nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục, ứng dụng được vào thực tế đời sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY DỌC

Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 25 SGK.

Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY DỌC

  • Vấn đáp, trực quan.
  • Hoạt động nhóm
  • Liên hệ thực tế

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp, KTSS

2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1

(?) Hãy nhắc lại sinh trưởng của sinh vật là gì?

HS: là sư tăng kích thước và khối lượng của cơ thể

(?) Thời gian thế hệ là gì? Cho ví dụ?

GV; Thời gian thế hệ đối với 1 quần thể VSV là thời gian cần để N0 biến thành 2N0. (N0 là số tế bào ban đầu của quần thể)

Hoạt động 2

(?) Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục?

HS: nghiên cứu sách giáo khoa

(?) Sự sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục thể hiện như thế nào?

HS:

GV: Tốc độ sinh trưởng của VSV được đo bằng sinh khối sinh ra trong một đơn vị thời gian.

(?) Để không xảy ra pha suy vong ở quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?

HS:

(?) Tại sao nói dạ dày ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV?

HS: Thường xuyên được cung cấp chất dinh dưỡng

I. Khái niệm sinh trưởng:

1. Sinh trưởng ở vi sinh vật: là sự tăng sinh các thành phần của tế bào -> sự phân chia.

Sự sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

2. Thời gian thế hệ:

- Là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi phân chia (Kí hiệu: g).

VD: E.Coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần.

- Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

VD: Vi khuẩn lao 1000 phút.

Trùng đế giày 24 giờ.

Nt = N0 .2n

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

1. Nuôi cấy không liên tục: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục:

a. Pha tiềm phát (Pha Lag)

- VK thích nghi với môi trường.

- Số lượng TB trong quần thể không tăng.

- Enzim cảm ứng được hình thành.

b. Pha luỹ thừa (Pha Log)

- VK bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa.

- Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với 1 số chủng và điều kiện nuôi cấy.

c. Pha cân bằng:

Số lượng VSV đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:

- Một số tế bào bị phân huỷ.

- Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.

d. Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do:

- Số tế bào bị phân huỷ nhiều.

- Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.

- Chất độc hại tích luỹ nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục:

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.

- ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 10

    Xem thêm