Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 9

Giáo án môn Sinh học học lớp 10

Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 9: Tế bào nhân thực được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được các đặc điểm khác biệt của các bào quan về cấu tạo và chức năng.

3. Giáo dục: cho HS ý nghĩa của các bào quan trong tế bào.

II. Trọng tâm bài giảng: Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.

III. Phương pháp + Phương tiện dạy học:

  • Trực quan, nêu vấn đề, hoạt động nhóm nhỏ.
  • Các hình vẽ sgk từ sgk.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp và ti thể?

(?) Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm và các bào quan khác?

3. Giảng bài mới:

Hoạt động thầy trò

Nội dung

Hoạt động 2

(?) Tại sao lá cây lại có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan đến chức năng quang hợp không?

HS: Vì có chứa chất diệp lục, diệp lục không hấp thụ ánh sáng vùng xanh lục nên màu xanh lục phản chiếu lại mắt chúng ta do đó ta thấy lá cây có màu xanh lục. Vì vậy, màu xanh của lá cây không liên quan đến chức năng quang hợp.

(?) Lục lạp có cấu trúc như thế nào?

HS: quan sát hình vẽ và thông tin sgk -> trả lời.

(?) Lục lạp có chức năng gì?

Làm thế để biết lục lạp có chức năng quang hợp?

HS:

Hoạt động 2

(?) Không bào có cấu trúc như thế nào?

HS:

(?) So sánh không bào ở TBTV và TBĐV?

HS: quan sát hình vẽ và so sánh.

(?) Không bào có chức năng gì?

HS:

(?) Lizôxôm có cấu trúc và chức năng gì?

HS: TB bạch cầu có chức năng thực bào.

Hoạt động 1

GV: Khung xương tế bào là cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân thực.

(?) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết khung xương tế bào có cấu trúc như thê nào?

HS: gồm hệ thống vi ống, vi sợi…

(?) Dựa vào cấu trúc thì khung xương tế bào có chức năng gì?

Nếu tế bào không có khung xương thì sẽ như thế nào?

Hoạt động 2

(?) Quan sát hình vẽ sgk và cho biết màng sinh chất cấu tạo gồm những thành phần nào?

HS: thảo luận nhóm

Hs: Prôtein có thể dịch chuyển trong phạm vi 2 lớp lipit. Prôtein xuyên màng tạo kênh dẫn một số chất vào, ra khỏi tế bào.

(?) Dựa vào cấu trúc hãy cho biết màng sinh chất có chức năng gì?

HS:

(?) Tại sao khi ghép mô cơ thể có thể nhận biết tế bào lạ và đào thải?

Hoạt động 3

(?) Hãy phân biệt thành tế bào thực vật và tế bào động vật?

HS

(?) Chất nền nằm ở vị trí nào? Chất nền có cấu trúc và chức năng gì?

HS

VI. Lục lạp (chỉ có ở thực vật):

1. Cấu trúc:

- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.

- Phía trong: +Chất nền không màu có chứa ADN và ribôxôm.

+ Hệ túi dẹt gọi là tilacoit -> Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana. Các Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.

2. Chức năng:

- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học

- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.

VII. Một số bào quan khác:

1. Không bào:

- Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất hữu cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.

- Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài.

+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.

+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng (TBTV).

+ ở ĐV nguyên sinh có không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.

2. Lizôxôm:

- Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, có 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.

- Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hoá nội bào.

VIII. Khung xương tế bào (giảm tải – không dạy):

1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

- Vi ống là những ống hình trụ dài.

- Vi sợi là sợi dì mảnh.

2. Chức năng:

- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.

- Tạo hình dạng của tế bào.

- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.

IX. Màng sinh chất (Màng tế bào)

1. Cấu trúc:

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm phôtpholipit và prôtein

- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.

- Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán thấm.

- Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit.

- Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

2. Chức năng:

- TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.

X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

1. Thành tế bào:

Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.

TBTV: Xenlulôzơ.

TB nấm: Kitin.

TB vi khuẩn: peptiđoglican.

2. Chất nền ngoại bào:

- Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ.

- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 10

    Xem thêm