Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 3
Giáo án môn Sinh học học lớp 10
Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Thái độ: Giáo dục thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch.
II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Tích hợp kĩ năng sống
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nguyên tố hóa học xây dựng nên thế giới sống, cấu trúc, đặc tính hóa học và vai trò của nước đối với tế bào
- Kĩ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
- Nước là thành phần quan trọng trong môi trường, là một nhân tố sinh thái.
- Thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Gv: Tranh vẽ cấu trúc hoá học của phân tử nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn (hình 3.1 và hình 3.2 SGK)
- Hs: Đọc trước bài mới
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra 15 phút:
Câu 1: Hãy kể tên các giới trong hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm của 3 trong 5 giới?
Câu 2: Tại sao nói: ‘tế bào là đơn vị cơ bản của thế giới sống’?
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy & trò | Nội dung |
*Hoạt động 1: tìm hiểu các nguyên tố hoá học. -Gv: tại sao các tế bào khác nhau lại đc cấu tạo chung từ 1 số nguyên tố nhất định? -Hs: các tế bào tuy khác nhau no đều có thành phần hoá học khá giống nhau vì chúng đc tiến hoá từ tổ tiên chung (có chung nguồn gốc). -Gv: tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào? -Hs: quan sát bảng 3/SGK và nêu đc: 4 nguyên tố có tỉ lệ lớn (96,3%) -Gv: vì sao C là nguyên tố quan trọng? -Hs: C có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 đtử → cùng 1 lúc tạo 4 liên kết cộng hoá trị -Gv(bs): SGV/25 -Gv: Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố hoá học chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết cho sự sống. -Gv: Các ntố h2 trong cthể chiếm tỉ lệ khác nhau nên các nhà khoa học chia thành 2 nhóm: đl và vl. -Gv: Quan sát bảng 3 em có nhận xét gì về tỷ lệ các nguyên tố trong cơ thể. -Hs: … -Gv: Các nguyên tố hoá học có vai trò như thế nào đối với tế bào? -Hs:.. -Gv: Hàm lượng nguyên tố h2 nào đó tăng cao quá mức cho phép gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể sinh vật và con người. * liên hệ: vai trò quan trọng của các ntố h2. -Hs: Thiếu Iôt gây bướu cổ ở người. Thiếu Mo → cây chết… -Gv: (bs) cần ăn uống đủ chất, dù cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ chất đó, nhất là trẻ em. Ăn các món ăn khác nhau sẽ cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho cơ thể. *Hoạt động 2: tìm hiểu về cấu tạo và vai trò của nước trong tế bào Hs quan sát Tranh H 3.1 và 3.2 -Gv: Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 3.1, 3.2 em hãy nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước? -Hs:… -Gv: Do cấu trúc h2 đặc thù mà các phân tử nước có t/c như 1 chiếc nam châm yếu. Hai đầu mang điện trái dấu của 2 phân tử nước khác nhau có thể hút nhau cũng như hút các phân tử hoặc các phần của phân tử khác có điện tích trái dấu. Chính nhờ các đặc tính này mà nước có vai trò đặc biệt với cơ thể sống. -Gv: Em nhận xét về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn? (khi cho nước đá vào cốc nước thường) -Hs: Nước hường các liên kết H2 luôn bị bể gẫy và tái tạo liên tục. nước đá: các liên kết H2 luôn bền vững khả năng tái tạo ko có. -Gv: Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh? Giải thích | I. Các nguyên tố hoá học: - Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống. - Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống. - C là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. * Các nguyên tố đa lượng và vi lượng: a. Nguyên tố đa lượng: - Các nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn (hơn 0,01%) khối lượng cơ thể sống. Vd: C, H, O, N, S, P, K… - Vai trò: T/gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như pr, cacbonhidrat, lipit, các axit nucleic (là những chất h2 chính cấu tạo nên tế bào). b. Các nguyên tố vi lượng: - Là những ngtố chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cthể sống. Vd: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr… -Vai trò: Thành phần cơ bản cấu tạo nên E, vitamin… II. Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước: - Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị. - Phân tử nước có tính phân cực. - Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện (do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước. 2) Vai trò của nước đối với tế bào: - Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan nhiều chất cần cho hoạt động sống của tế bào. - Là môi trường của các phản ứng sinh hoá của tế bào. - Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống. |