Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 14
Giáo án môn Sinh học học lớp 10
Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được cấu trúc và chức năng của enzim. Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
2. Kĩ năng: Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim.
3. Giáo dục: cho học sinh ý nghĩa của sự tác động của các enzim đến quá trình chuyển hoá vật chất.
II. Trọng tâm bài giảng: Enzim và sự tác động của enzim đến quá trình chuyển hóa vật chất.
III. Phương pháp, phương tiện
- Phương pháp: Vấn đáp + Trực quan.
- Phương tiện: Các hình vẽ sách giáo khoa.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là NL? Năng lượng được dữ trữ trong tế bào như thế nào?
(?) ATP là gì? Cấu trúc và chức năng của ATP?
3. Bài mới: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hoá được tinh bột mà không tiêu hoá được xenlulôzơ?
Muốn tiêu hoá được xenlulôzơ thì phải có enzim.
Mục đích và nội dung dạy học | Hoạt động của GV và học sinh |
I. Enzim; Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. 1. Cấu trúc: - Enzim: + Cấu tạo hoàn toàn Pr (E 1 tp). + Cấu tạo Pr + Coenzim (E 2 tp). - Phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt lk cơ chất -> trung tâm hoạt động. - Chất chịu tác dụng enzim -> Cơ chất. 2. Cơ chế hoạt động: - Cơ chế: E + A (trung tâm) -> phức hợp E - A -> phản ứng sảy ra -> Sản phẩm + E. - Mỗi enzim chỉ xúc tác với một hoặc một vài phản ứng. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim. - Nhiệt độ: Mỗi enzim cần nhiệt độ tối ưu, tại đó E có hoạt tính tối đa. + Nhiệt độ cao: 50 - 600c E mất htính. + Nhiệt độ thấp: E giảm -> ngừng hđ. - Độ pH: Mỗi E cần độ pH thích hợp. VD: Pepxin dạ dầy: pH = 2. Tripxin: pH = 8. -> Độ pH thích hợp các E từ 6 -> 8. - Nồng độ cơ chất: Với 1 lượng E xác định, tăng lượng cơ chất -> Tốc độ phản ứng tỷ lệ nghịch. - Nồng độ enzim: Với 1 lượng cơ chất xác định, tăng nồng độ E -> Tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận. - Chất ức chế hoạt tính của E: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của enzim. VD: DDT ức chế E trong hệ thần kinh người và động vật. Có chất tăng hoạt tính của E. II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất. - Làm cho tốc độ phản ửng xảy ra nhanh. - Các chất trong TB chuyển hoá từ chất này sang chất khác thông qua hàng loạt các phản ứng. Mỗi phản ứng được điều khiển 1 loại E đặc hiệu. - Cơ thể tạo ra E ở dạng chưa hoạt động rồi khi cần thì hoạt hoá chúng. | - Gv: đưa ra gợi ý để hs phân biệt với chất xúc tác vô cơ (VD: HCL) -> E làm tăng tốc độ phản ứng mà không làm biến đổi sau sản phẩm. - GV: Thuỷ phân E thu được Pr hoặc Pr + Côenzim (VTM) -> có hai loại E là E 1 tp và E 2 tp. - GV: Cho học sinh quan sát cấu trúc không gian của E có gì đặc biệt. -> Tại trung tâm h/đ cơ chất + E . Nhờ đó phản ứng được xúc tác. - GV: Cho hs quan sát hình 14.1 mô tả cơ chế hoạt động của E. -> Việc liên kết giữa E và cơ chất có tính đặc thù như thế nào? - GV: Hoạt tính của E được xác định bằng sản phẩm tạo thành từ 1 lượng cơ chất / 1 thời gian. -> Có yếu tố nào ảnh hương đến hoạt tính của E? - GV: Cho hs giải thích nếu nhiệt độ quá cao, thấp? - GV: Không có E thì hoạt động sống có thể duy trì được không? |