Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 13
Giáo án môn Sinh học học lớp 10
Giáo án môn Sinh học lớp 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được thế năng, động năng và nêu được các ví dụ minh hoạ, nắm được sự chuyển hoá vật chất.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được thế năng và động năng. Trình bày được quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
3. Giáo dục: cho HS ý nghĩa của quá trình chuyển hoá từ đó giải thích được các hiện tượng trong thực tế đời sống.
II. Trọng tâm bài giảng: Cấu trúc và chức năng của ATP và sự chuyển hoá vật chất.
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp + Trực quan.
- Phương tiện: Các hình vẽ sách giáo khoa.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là vận chuyển thụ động? Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?
(?) Phân biệt ẩm bào và thực bào?Vận chuyển chủ động là gì?
3. Bài mới
Phần mở bài
Mỗi cơ thể sống đều dùng năng lượng để thúc đẩy quá trình sống. sự sinh trưởng của tế bào, sự vận động và dẫn truyền phân tử vật chất qua màng, tất cả các. Hoạt động của tế bào đều cần năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Có những dạng năng lượng nào trong tế bào sống? Chúng chuyển hóa ra sao?
Nội dung bài mới
Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
Mục đích nội dung bài học | Hoạt động của GV và HS |
I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong thế giới sống 1. Khái niệm về năng lượng - Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng mang lại những thay đổi (thay đổi về các liên kết hóa học) - Có hai loại năng lượng: động năng và thế năng. Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. - Trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: hóa năng, nhiệt năng, điện năng trong đó năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hóa năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học) 2. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào - ATP là hợp chất hóa học được cấu tạo từ 3 thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phốtphat. - ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm photphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênozin điphôtphat) rồi ngay lập tức lại được gán thêm nhóm photphat để trở thành ATP - Trong quá trình chuyển hóa vật chất ATP liên tục được tạo ra và gần như ngay lập tức được sử dụng cho các Hoạt động khác nhau của tế bào mà không được tích trữ lại. Vì thế mà người ta gọi ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. - Hoạt động cần năng lượng của tế bào chia thành 3 loại: • Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: • Vận chuyển các chất qua màng • Sinh công cơ học II. Chuyển hóa vật chất - Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng hóa sinh xảy ra bên trong tế bào nhằm duy trì các hoạt động sống của tế bào. Gồm đồng hóa và dị hóa. - Đồng hóa: tổng hợp các vật chất và tích lũy năng lượng. - Dị hóa: gồm phân hủy các hợp chất phức tạp thành chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng. - Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. | GV gọi một vài HS nêu các dạng năng lượng trong tự nhiên. Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK: - Năng lượng là gì? - Có mấy dạng năng lượng? - Động năng là gì? Thế năng là gì? - Những dạng năng lượng có trong tế bào? - Năng lượng chủ yếu có trong tế bào là loại năng lượng nào? HS đọc SGK theo hướng dẫn và rút ra khái niệm năng lượng. GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK: và sử dụng hình 13.1 - Cấu tạo của ATP? - Tại sao gọi là hợp chất cao năng? (yêu cầu HS đọc hình vẽ đặc biệt là vị trí hai nhóm photphat cuối cùng) - ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách nào? HS Quan sát hình 13.1 kết hợp với đọc SGK theo hướng dẫn. GV hướng dẫn HS đọc tiếp nội dung: - Tại sao ATP được gọi là đồng tiền năng lượng? - Hoạt động của tế bào cần sử dụng ATP có mấy loại, đó là những loại nào? HS đọc SGK theo hướng dẫn để rút ra nội dung. GV diễn giải thêm: giống như trong các Hoạt động của kinh doanh, Hoạt động nào cũng cần đến tiền, tế bào cũng vậy, Hoạt động nào cũng cần năng lượng. Tuy nhiên năng lượng tiềm ẩn nhiều dạng khác nhau không phải lúc nào cũng sẵn sàng để sử dụng. Chỉ có ATP một loại năng lượng được tế bào sản sinh ra là có thể dùng cho mọi phản ứng của tế bào. Vì vậy nó được xem như một loại đồng tiền năng lượng của tế bào. GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục II: - Chuyển hóa vật chất là gì? - Bao gồm những loại nào? - Thế nào là đồng hóa? - Chuyển hóa vật chất có liên quan đến quá trình gì? HS đọc mục II rút ra nội dung theo hướng dẫn. GV: hướng dẫn HS quan sát hình 13.2 để thấy quá trình tổng hợp và phân giải ATP. |