Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 1: Em biết lắng nghe
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 1: Em biết lắng nghe là mẫu giáo án điện tử lớp 3 trọn bộ dành cho quý thầy cô cùng tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp bài giảng của thầy cô phong phú và dễ hiểu hơn. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 3 - Bài 2: Nói lời hay
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH
Bài 1: EM BIẾT LẮNG NGHE
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói.
2. Học sinh có kĩ năng:
- Chăm chú lắng nghe.
- Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ.
- Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười...
- Biết nghe và làm theo ý kiến đúng.
- Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai.
- Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói.
3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách HS.
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
TG | Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
5’ 1’ 8’ 8’ 8’ 8’ 7’ 2’ | A. Bài cũ: - SHS Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh gồm có mấy bài? - Mỗi bài gồm mấy phần? - Gv nhận xét đánh giá B. Bài mới 1: Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Em biết lắng nghe”. 2: Nhận xét hành vi * Mục tiêu: Giúp HS thấy được sự cần thiết của việc chăm chú lắng nghe người khác nói. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Giờ Tự nhiên và Xã hội”, SHS trang 5, 6. GV trao đổi với HS theo các câu hỏi gợi ý sau: - Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận nhóm như thế nào? (SHS tr.6) - Vì sao Vy trả lời không đúng câu hỏi của cô giáo? (SHS tr.6) GV nói thêm: Bạn Lân, lúc đầu chưa biết câu trả lời nhưng nhờ nghe ý kiến của các bạn Mai và Hùng nên bạn vẫn trả lời đúng câu hỏi của cô giáo. - Khi người khác nói các em nên có thái độ như thế nào? GV mở rộng: Khi nghe người khác nói, chúng ta cần nhìn về phía người nói, không làm việc riêng, không quay đi chỗ khác, không nghĩ đến việc khác¼ Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. 3: Trao đổi, thực hành * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như không nên nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai khi nghe người khác nói; nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói thì nên nói lời xin lỗi. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 6, 7. Bước 2: GV và HS trao đổi theo các câu hỏi gợi ý sau: - Vì sao Long phải cắt ngang lời Minh? - Long đã cắt ngang lời Minh như thế nào? - Em có nhận xét gì về cách nghe bạn nói của Long? GV mở rộng: Khi nghe người khác nói, chúng ta không nên có cử chỉ, thái độ tỏ ý phản đối, chê bai. Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 3, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. 4: Trao đổi, thực hành a, Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ ; khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... * Các bước tiến hành: Bước 1: Tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 7. Bước 2: . GV kết luận theo từng tình huống: - Tình huống 1: Nếu là Ngọc trong tình huống này, không nên chạy đi ngay mà nên quay lại hỏi mẹ tên cuốn sách. - Tình huống 2: Để bạn Duy tự tin kể tiếp, nên động viên, khích lệ bạn bằng cách nói lời động viên bạn như "Duy ơi, cố lên! Cậu kể phần đầu rất hay đấy !", … GV mở rộng: Để người nói nhận thấy người nghe đang chăm chú theo dõi và thích thú với phần trình bày của họ, chúng ta có thể khích lệ, động viên bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. b,* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và thực hành kĩ năng nghe và làm theo ý kiến đúng. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Chim bay, cò bay" hoặc "Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm", ¼ Bước 2: GV và HS trao đổi về trò chơi. - Muốn chơi trò chơi này chúng ta cần lưu ý gì? (Chú ý lắng nghe lời nói của quản trò, suy nghĩ xem câu nói đó là đúng hay sai, nếu câu quản trò nói là đúng thì mới làm động tác bay.) GV mở rộng: Trong cuộc sống, chúng ta nên nghe và làm theo ý kiến đúng. Nếu ý kiến nghe được là sai, ta không làm theo hoặc có ý kiến trả lời lại cho đúng. Cũng có trường hợp có người nói ra khuyết điểm của mình. Khi đó chúng ta nên bình tĩnh lắng nghe. Biết được khuyết điểm của mình chúng ta có thể sửa và trở thành người tốt hơn. Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS. 5. Củng cố: Tổng kết bài - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 2 “Nói lời hay”. | - HS trả lời - Lớp nhận xét - Hs ghi đầu bài - HS đọc HS trình bày kết quả. Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận rất sôi nổi. - Vy không biết câu trả lời / Trong khi các bạn thảo luận nhóm, Vy giở bộ tú lơ khơ ra đếm / Vy không nghe ý kiến của các bạn trong khi thảo luận nhóm. Khi người khác nói, chúng ta nên chăm chú lắng nghe. - Hs đọc lời khuyên (Long muốn biết về số dân của Va-ti-căng / Long không biết khi nào Minh sẽ kể xong / Có thể Minh sẽ không kể về số dân của Va-ti-căng). (Đợi Minh nói hết câu, Long mới nói lời xin lỗi để cắt ngang lời bạn.) - (Long đã nghe rất lịch sự. Khi cần thiết phải cắt ngang lời bạn, Long đã đợi bạn nói hết câu và xin lỗi.) HS trình bày kết quả - Hs đọc Tổ chức trò chơi "Chim bay, cò bay": Một học sinh sẽ làm quản trò. Khi bạn quản trò nói "Chim bay" hay một con vật, đồ vật khác bay được thì cả lớp sẽ làm động tác dang hai tay vẫy vẫy như đang bay. Còn khi bạn nói đến những đồ vật hay con vật không bay được, ví dụ như "Nhà bay" thì cả lớp sẽ đứng yên. Ai làm sai sẽ phải nhảy lò cò vào cuối trò chơi. |