Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345 (35 tuần)

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345 (cả năm)

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345 đủ 35 tuần bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài trong chương trình học Mĩ thuật lớp 3 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Giáo án này được soạn theo mẫu mới nhất của công văn 2345.

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 đủ 35 tuần

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU

(Thời lượng 2 tiết * Thực hiện tiết 1)

Thời gian thực hiện:(Từ: / / đến: / /)

I. MỤC TIÊU:

1. Về phẩm chất:

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần, trách nhiệm, yêu thương ở học sinh. Cụ thể qua một số biểu hiện:

+ Quan sát sự đa dạng của các kiểu chữ trang trí.

+ Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm của bạn và của người khác làm ra.

+ Không tự ý dùng đồ của bạn.

+ Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của các chữ trang trí trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật.

+ Biết giữ gìn vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế…

2. Về năng lực: CĐ góp phần hình thành và phát triển ở HS những năng lực:

- Năng lực đặc thù :

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS nhận ra và nêu được đặc điểm của các kiểu chữ nét đều và chữ trang trí trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận ra được sự khác nhau giữa các nét, gọi đúng tên: nét thẳng, nét cong...

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích. Biết vận dụng chữ trang trí để tạo ra sản phẩm theo ý thích, biết tạo sản phẩm đơn giản có sử dụng chữ trang trí.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn các kiểu chữ để thực hành.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ học mĩ thuật, giấy màu, học phẩm hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm… để thực hành tạo nên sản phẩm.

- Năng lực đặc thù khác :

+ Năng lực thể chất: biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác thực hành sản phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Bảng chữ cái nét đều và chữ đã được trang trí.

- Màu vẽ, bút chì, thước kẻ, êke, đồ vật có trang trí chữ…

- Hình minh họa các bước trang trí chữ.

- Tranh vẽ của học sinh có các kiểu chữ trang trí…

- Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở thực hành.

- Màu vẽ, bút chì, tẩy, thước kẻ, êke…

3. Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

4. Hình thức tổ chức:

Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (Kĩ thuật: Khăn chải bàn).

5. Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

(Năng lực quan sát trong bài học)

- Mời HS lên bảng viết tên của mình.

- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU

(Năng lực tìm hiểu về chủ đề)

* Mục tiêu:

+ HS hiểu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều và chữ trang trí.

+ HS biết được có nhiều cách để trang trí chữ.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và 1.2 để tìm hiểu về đặc điểm của chữ nét đều và chữ trang trí.

- Nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và nêu cách trang trí chữ cái trong hình.

- GV tóm tắt:

+ Chữ nét đều là chữ có độ dầy các nét bằng nhau trong một chữ cái.

+ Chữ trang trí có thể là chữ có các nét đều nhau hoặc nét thanh nét đậm.

+ Có nhiều cách để trang trí chữ.

3. HĐ KHÁM PHÁ NHẬN BIẾT CÁCH THỰC HIỆN

(Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, ghi nhớ và thái độ)

* Mục tiêu:

+ HS nêu được ý tưởng về chữ mình chọn để trang trí.

+ HS nắm được các bước tạo dáng và trang trí chữ.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Gợi ý HS nêu ý tưởng cá nhân về chữ mà HS sẽ tạo dáng và trang trí.

- GV vẽ minh họa trực tiếp cho HS quan sát.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1.4 và 1.5 để hiểu thêm về cách tạo dáng trang trí chữ bằng đường nét và màu sắc.

4. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

(Năng lực làm được các sản phẩm cá nhân hoặc theo nhóm)

* Tổ chức cho HS tiến hành tạo hình chữ cái theo ý thích.

- 1, 2 HS

- Lắng nghe, mở bài học

- Thảo luận, tìm hiểu đặc điểm của kiểu chữ nét đều, chữ trang trí.

- Biết được cách trang trí chữ

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Hoạt động nhóm

- Quan sát, nhận ra đặc điểm của các kiểu chữ.

- Thảo luận nhóm, báo cáo

- Quan sát, thấy được vẻ đẹp của chữ

- Ghi nhớ

- Chữ nét đều có dáng cứng cáp, chắc khỏe.

- Tiếp thu

- Sử dụng các nét cơ bản, họa tiết...

- Nêu ý tưởng của mình về chữ chọn trang trí.

- Nắm chắc cách tạo dáng và trang trí chữ

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Chọn chữ để tạo dáng và trang trí theo ý thích.

- Quan sát, tiếp thu bài

- Quan sát, học tập

- HĐ cá nhân

* Dặn dò:

- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm cho trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU

(Thời lượng 2 tiết * Thực hiện tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Về phẩm chất:

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần, trách nhiệm, yêu thương ở học sinh. Cụ thể qua một số biểu hiện :

+ Quan sát sự đa dạng của các kiểu chữ trang trí.

+ Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm của bạn và của người khác làm ra.

+ Không tự ý dùng đồ của bạn.

+ Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của các chữ trang trí trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật.

+ Biết giữ gìn vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế, …

2. Về năng lực: CĐ góp phần hình thành và phát triển ở HS những năng lực:

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS nhận ra và nêu được đặc điểm của các kiểu chữ nét đều và chữ trang trí trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận ra được sự khác nhau giữa các nét, gọi đúng tên: nét thẳng, nét cong...

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích. Biết vận dụng chữ trang trí để tạo ra sản phẩm theo ý thích, biết tạo sản phẩm đơn giản có sử dụng chữ trang trí.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn các kiểu chữ để thực hành.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ học mĩ thuật, giấy màu, học phẩm hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm… để thực hành tạo nên sản phẩm.

- Năng lực đặc thù khác :

+ Năng lực thể chất: biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác thực hành sản phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Bảng chữ cái nét đều và chữ đã được trang trí.

- Màu vẽ, bút chì, thước kẻ, êke, đồ vật có trang trí chữ… hình minh họa.

- Tranh vẽ của học sinh có các kiểu chữ trang trí…

- Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở thực hành.

- Màu vẽ, bút chì, tẩy, thước kẻ, êke…

3. Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

4. Hình thức tổ chức:

Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (Kĩ thuật: Khăn chải bàn).

5. Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

(Năng lực quan sát trong bài học)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS.

- Kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 1.

2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

(Năng lực làm được các sản phẩm cá nhân hoặc theo nhóm)

* Mục tiêu:

+ HS hiểu và nắm được công việc phải làm.

+ HS hoàn thành được bài tập.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Hoạt động cá nhân:

+ Yêu cầu mỗi HS tạo dáng, trang trí, vẽ màu 1 vài chữ có độ cao bằng nhau.

- Hoạt động nhóm:

+ Gợi ý HS mỗi nhóm ghép các chữ cái đã tạo được thành cụm từ có ý nghĩa và trang trí cho đẹp hơn.

- Quan sát, động viên HS làm bài

3. HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Trao đổi, nhận xét sản phẩm. (Năng lực vận dụng sáng tạo và làm ra các mô hình, sản phẩm để áp dụng vào cuộc sống)

* Mục tiêu:

+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm. Gợi ý HS khác đặt câu hỏi chia sẻ, học tập.

- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình:

+ Các chữ cái của nhóm em được tạo dáng và trang trí như thế nào?

+ Em có nhận xét gì về độ dầy của các nét trong một chữ cái?

+ Cụm từ được ghép của nhóm em có ý nghĩa gì? Các chữ được ghép đã đẹp chưa?

+ Em thích bài tập của nhóm nào? Em học hỏi được gì từ bài vẽ của nhóm bạn?

- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.

* ĐÁNH GIÁ:

- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.

- GV đánh dấu tích vào vở của HS.

- Đánh giá giờ học, tuyên dương HS học tốt.

* VẬN DỤNG SÁNG TẠO:

- Gợi ý HS tạo dáng và trang trí chữ dưới hình thức và vật liệu khác làm bưu thiếp

- Trình bày đồ dùng HT

- Trình bày sản phẩm

- Hiểu công việc của mình phải làm

- Hoàn thành được bài tập trên lớp

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Làm việc cá nhân

- Thực hiện

- Làm việc nhóm

- Thực hành nhóm, hoàn thành sản phẩm của nhóm mình.

- Hoàn thành bài tập

- Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Trưng bày bài tập

- Tự giới thiệu về bài của nhóm mình

- HS đặt câu hỏi về bài của nhóm bạn.

- HS trả lời, khắc sâu kiến thức

- Đại diện nhóm trả lời

- Đại diện nhóm trả lời

- Đại diện nhóm trả lời

- 1, 2 HS

- Rút kinh nghiệm

- Đánh dấu tích vào vở của mình

- Ghi lời nhận xét bài của GV

- Phát huy

- Về nhà thực hiện theo gợi ý của GV.

* Dặn dò:

- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: MẶT NẠ CON THÚ.

- Quan sát gương mặt của các con vật.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng: Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, bìa, kéo...

TUẦN 3

CHỦ ĐỀ 2: MẶT NẠ CON THÚ

(Thời lượng 3 tiết * Thực hiện tiết 1)

Thời gian thực hiện:(Từ: / / đến: / /)

I. MỤC TIÊU:

1. Về phẩm chất:

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần, trách nhiệm, yêu thương ở học sinh. Cụ thể qua một số biểu hiện :

+ Quan sát sự đa dạng của các loại mặt nạ, dạng mặt nạ...

+ Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm của bạn và của người khác làm ra.

+ Không tự ý dùng đồ của bạn.

+ Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của các mặt nạ trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật.

+ Biết giữ gìn vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế…

2. Về năng lực: CĐ góp phần hình thành và phát triển ở HS những năng lực:

- Năng lực đặc thù :

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS nhận ra và nêu được đặc điểm của các kiểu mặt nạ trang trí trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận ra được sự khác nhau giữa các loại mặt nạ, dạng mặt nạ, gọi đúng tên: mặt nạ người, mặt nạ thú... HS nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS tạo hình và trang trí được mặt nạ con thú theo ý thích. Biết vận dụng đồ dùng để tạo ra sản phẩm theo ý thích, biết tạo sản phẩm đơn giản.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn các kiểu chữ để thực hành.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ học mĩ thuật, giấy màu, học phẩm hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm… để thực hành tạo nên sản phẩm.

- Năng lực đặc thù khác :

+ Năng lực thể chất: biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác thực hành sản phẩm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Một số hình ảnh mặt nạ hoặc mặt nạ thật nếu có.

- Hình minh họa cách thực hiện.

- Màu vẽ, bút chì, thước kẻ, êke, đồ vật có trang trí mặt nạ...

- Tranh vẽ của học sinh có các kiểu mặt nạ…

- Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở thực hành.

- Màu vẽ, bút chì, tẩy, thước kẻ, êke…

3. Phương pháp giảng dạy:

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

4. Hình thức tổ chức:

Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (Kĩ thuật: Khăn chải bàn).

5. Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Xây dựng cốt truyện_Tiếp cận theo chủ đề.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

(Năng lực quan sát trong bài học)

- Cho HS thi ghi tên các con thú…. (Hoặc xem clip về hoạt động có sử dụng mặt nạ).

- GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU

(Năng lực tìm hiểu về chủ đề)

* Mục tiêu:

+ HS nhận ra vẻ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự đa dạng của mặt nạ con thú.

+ HS biết được tác dụng, cấu tạo của mặt nạ con thú.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 sách học MT 3 để tìm hiểu vẻ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự đa dạng của các loại mặt nạ con thú.

- GV tóm tắt:

+ Mặt nạ con thú rất phong phú và đa dạng.

+ Mặt nạ thường được vẽ, tạo hình cân đối theo chiều dọc, màu sắc rực rỡ, tương phản.

+ Mặt nạ con thú có thể sử dụng trong các trò chơi dân gian, trong các lễ hội truyền thống như Tết trung thu, Tết cổ truyền...

3. HĐ KHÁM PHÁ NHẬN BIẾT CÁCH THỰC HIỆN

(Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, ghi nhớ và thái độ)

* Mục tiêu:

+ HS tìm hiểu được cách tạo hình mặt nạ con thú.

+ HS nắm được các bước làm mặt nạ con thú.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận nhóm tìm hiểu cách thực hiện tạo hình mặt nạ.

- Yêu cầu HS quan sát hình 2.2 để tìm hiểu cách làm mặt nạ.

- GV tóm tắt cách làm mặt nạ con thú:

+ Gập đôi tờ A4 hoặc kẻ trục giữa.

+ Vẽ hình mặt nạ vừa với khuôn mặt.

+ Vẽ màu theo ý thích.

+ Cắt hình rời ra, làm thêm dây đeo, tay cầm.

- Yêu cầu HS tham khảo hình 2.3 để có thêm ý tưởng sáng tạo về cách làm mặt nạ con thú.

4. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

(Năng lực làm được các sản phẩm cá nhân hoặc theo nhóm)

* Tổ chức cho HS tiến hành tạo hình mặt nạ theo ý thích.

- 1, 2 HS lên bảng thi

- Mở bài học

- Thảo luận, nhận ra vẻ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự đa dạng của mặt nạ con thú.

- Biết được tác dụng, cấu tạo của mặt nạ con thú.

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Hoạt động nhóm

- Tìm ra hình dáng đặc điểm mặt nạ của mỗi con thú như thế nào.

- Thấy được sự đối xứng trong mặt lạ

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Thấy được các chất liệu khác nhau để làm lên mặt lạ con thú.

- Ghi nhớ

- Thảo luận, tìm hiểu cách tạo hình mặt nạ con thú.

- Nắm được các bước làm mặt nạ con thú.

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Thảo luận nhóm, báo cáo

- Quan sát, tiếp thu bài

- Quan sát

- Để vẽ hình các bộ phận 2 bên cho cân

- Vừa phải

- Rực rỡ, nổi bật

- Làm dây đeo, tay cầm cho mặt nạ..

- Quan sát, học tập

- Thực hiện

* Dặn dò:

- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.

Tài liệu rất dài, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ 35 tuần!

Ngoài Giáo án Mĩ thuật lớp 3 theo công văn 2345, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt các môn hơn cùng với sự luyện tập thường xuyên môn Tiếng Việt 3, tiếng Anh lớp 3,....

Cùng với việc luyện đề thi, các em cùng nhau trao đổi kiến thức mới tại chuyên mục Hỏi bài của VnDoc nhé!

Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:

Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Tự nhiên, Khoa học,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 3 môn khác

    Xem thêm