Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 9: Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 9: Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận giúp học sinh nắm được kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi. Qua đó, nêu được lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Tập làm văn

Luyện tập thuyết trình, tranh luận

I. Mục tiêu

Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.

1. Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.

2. Biết trình bày, diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.

II. Đồ dùng dạy - học

- Bút dạ và giấy khổ to cho HS thảo luận nhóm.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu hai HS đọc lại mở bài và kết bài mà các em đã được học ở tiết trước và hoàn chỉnh ở nhà. Dưới lớp mở vở để GV kiểm tra.

- Hai HS đứng tại chỗ thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.

- GV nhận xét việc làm bài của HS ở nhà và cho điểm.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trong cuộc sống, trong khi họp lớp, sinh hoạt Đội, trong giờ ra chơi...đôi lúc các em phải thuyết trình hoặc tranh luận (tức là trình bày một vấn đề hoặc bàn cãi để tìm ra lẽ phải) với nhau về một ván đề nào đó. Làm thế nào để thuyết trình, tranh luận có sức hấp dẫn, có khả năng thuyết phục người khác, đạt mục đích đặt ra? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em bước đầu nắm được cách thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với các em.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1

- GV yêu cầu một HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 1 trong SGK.

- Một HS đọc to Bài tập 1, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm để làm bài.

- HS nhận giấy khổ to và bút dạ, trao đổi thảo luận trong nhóm với nhau để làm bài.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.

- Đại diện từng nhóm dán bài làm lên bảng và đọc to kết quả làm bài của nhóm mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- GV lựa chọn bài làm đúng nhất trên bảng cho HS bổ sung chốt lại lời giải đúng.

- HS lắng nghe.

Đáp án:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời?

b) ý kiến, lí lẽ và cách trình bày lí lẽ của từng bạn như sau:

Ý kiến của mỗi bạn

Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình

Cách trình bày lí lẽ

Hùng:

- Quý nhất là lúa gạo.

- Ai cũng phải ăn mới sống được.

- Dùng câu hỏi có ý khẳng định.

Quý:

- Quý nhất là vàng.

- Có vàng là có tiền, có tiền là sẽ mua được mọi thứ.

- Dùng câu hỏi có ý khẳng định; suy luận dẫn dắt từ vàng ra tiền từ tiền ra mọi thứ.

Nam:

- Quý nhất là thì giờ.

- Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo.

- Dẫn lời thầy giáo để khẳng định; suy luận...

c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận: Người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: Lúa gạo, vàng , thì giờ đều đáng quý nhưng chưa phải là quý nhất vì không có người lao động thì lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị (phí phạm, không có ý nghĩa, không có giá trị gì cả).

- Ý kiến của thầy thể hiện thái độ tôn trọng người khác: Thầy công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam đưa ra quả thật đều rất đáng quý như vẫn không phải là quý nhất. Thầy nêu câu hỏi: “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?”, rồi ôn tồn giảng giải để HS bị thuyết phục bởi ý kiến của thầy: quý nhất trên đời là người lao động.

Bài tập 2

- GV yêu cầu HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 2 trong SGK.

- Một HS đọc to Bài tập 2, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập; phân tích ví dụ để HS hiểu thế nào là mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.

- HS lắng nghe.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phân công mỗi nhóm đóng một vai suy ngĩ và chuẩn bị ý kiến tranh luận (ghi vắn tắt ra giấy nháp, cử đại diện trình bày).

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Yêu cầu từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý, Nam) thực hiện cuộc trao đổi tranh luận.

- Đại diện từng nhóm tranh luận đưa ra lí lẽ bảo vệ ý kiến của nhóm mình. Cả lớp theo dõi.

- GV và HS nhận xét ý kiến tranh luận của các bạn, đánh giá cao những HS biết tranh luận sôi nổi, biết mở rộng lí lẽ và nêu dẫn chứng cụ thể làm cho lời tranh luận giàu sức thuyết phục.

- HS nhận xét ý kiến tranh luận của từng bạn và có thể phân tích bổ sung thêm dẫn chứng và lí lẽ để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

Bài tập 3

- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập và cho biết: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?

- Sắp xếp các câu trả lời đúng theo một trình tự hợp lí và cho biết khi thuyết trình, tranh luận người nói cần phải có thái độ như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm để các em làm bài.

- HS làm việc theo nhóm. Các nhóm nhận giấy khổ to và bút dạ thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả. GV khuyến khích HS nói thêm giải thích rõ vì sao lại chọn ý kiến đó.

- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm.

- GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đáp án:

a) Những câu trả lời đúng được sắp xếp lại theo trình tự hợp lí (bắt đầu là điều kiện quan trọng, căn bản nhất)

1- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận, nếu không, không thể tham gia thuyết trình tranh luận.

2- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ nói dựa, nói theo người khác.

3- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng: Có ý kiến rồi còn phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục người đối thoại.

b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng người nghe, người đối thoại; tránh nóng nảy vội vã hay bảo thủ (không chịu nghe ý kiến đúng của người khác, cố bảo vệ ý kiến chưa đúng của mình)...

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm và các em HS tích cực trong học tập.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh Bài tập 3 vào vở.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đánh giá bài viết
1 3.300
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Tiếng việt 5

    Xem thêm