Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức Bài 3: Lời sông núi

Giáo án Ngữ văn 8 bài 3 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Văn 8 bài 3: Lời sông núi sách Kết nối tri thức do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Ngữ văn được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 3 – LỜI SỐNG NÚI

Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8

Thời gian thực hiện: ….. tiết

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề, phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, biết vận dụng trong tiếp nhận và tạo lập văn bản,

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.

- Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

3. Phẩm chất:

- Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Để một văn bản nghị luận có tính logic, chặt chẽ chúng ta cần quan tâm vào yếu tố nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Lời sông núi và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.

b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh thực hiện đọc phần giới thiệu bài học trng 57 – SGK

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số nhân vật kiệt xuất – những anh hùng lịch sử của dân tộc Việt Nam mà em biết? Em có suy nghĩ gì về những đóng góp của họ cho đất nước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Câu trả lời của học sinh

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia nhiệm vụ của lớp

- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.

I. Giới thiệu bài học.

Trong suốt chiều dài lịch sử, biết bao thế hệ người Việt Nam đã hi sinh xương máu để xây đắp và gìn giữ đất nước mình. Gia tài vô cùng quý báu trong truyền thống của người Việt Nam là lòng yêu nước, là sự gắn bó máu thịt với quê hương. xứ sở. Lòng yêu nước thể hiện ở hành động đấu tranh dựng nước và giữ nước, ở các giá trị tinh thần được tạo nên, trong đó có những áng văn sống mãi với thời gian.

Với bài học này, em sẽ đọc một số bài văn nghị luận đặc sắcđược viết nên bởi những con người kiệt xuất – những nhân vật lịch sử có trọng trách đối với đất nước, kết tinh hào khí của cha ông trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Các văn bản trong bài ra đời vào những thời đại khác nhau, nhưng vẫn đồng điệu ở tình cảm yêu nước, và đều là mẫu mực của văn bản nghị luận. Kết nối với chủ đề bài học là một bài thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc ra đời cách đây hơn một nghìn năm, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ của cha ông ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:Cung cấp tri thức ngữ văn về luận đề, luận điểm trong văn bản, mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm và lí lẽ bằng chứng trong văn bản nghị luận.

b. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phầnTri thức Ngữ Văn.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn.

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi:

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tri thức Ngữ văn về mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 58)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chép

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- Phần ghi chép của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

II. Tri thức Ngữ văn

- Luận đề là vấn đề được luận bàn trong văn bản nghị luận. Vấn đề đó có tính chất bao trùm, xuyên suốt văn bản. Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề. Luận đề có thể được nêu rõ ở nhan đề, ở một số câu hoặc có thể được khái quát từ toàn bộ nội dung của văn bản. Luận đề trong văn bản nghị luận xã hội là hiện tượng hay vấn đề của đời sống được nêu để bàn luận.

- Luận điểm là các ý triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận. Qua luận điểm được trình bàycó thể nhận thấy ý kiến cụ thể của người viết về vấn đề được bàn luận.

2. Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận

Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận. Mối liên hệ này có tính tầng bậc. Như đã nêu trên, văn bản nghị luận trước hết phải có một luận đề. Từ luận đề, người viết triển khai thành các luận điểm. Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lí lẽ và mỗi lí lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể. Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ đồ sau:

3. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung. Việc phân biệt các kiểu đoạn văn này liên quan đến câu chủ đề, tức là câu thể hiện nội dung bao quát của đoạn văn.

- Đoạn văn diễn dịch: Đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.

- Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.

- Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.

- Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Lời sông núi phần tri thức ngữ văn để giải quyết bài tập.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học.

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.

+ Soạn bài: HỊCH TƯỚNG SĨ

TIẾT…: VĂN BẢN 1. HỊCH TƯỚNG SĨ

(Trần Quốc Tuấn)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề, phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ

- Năng lực nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

- Tự hào, biết ơn những người anh hùng dân tộc

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Hịch tướng sĩ

b. Nội dung: HS thể hiện hiểu biết về lịch sử dân tộc

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi phát vấn: Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Theo em, điều gì khiến quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ra đều phải chịu thất bại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chia sẻ cảm nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Hịch tướng sĩ

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Hịch tướng sĩ

d. Tổ chức thực hiện:

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 3

Trên đây là Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức bài 3 Lời sông núi. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm