Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức Bài 5: Những câu chuyện hài

Giáo án Ngữ văn 8 bài 5 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Văn 8 bài 5: Những câu chuyện hài sách Kết nối tri thức do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Ngữ văn được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 5 – NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8

Thời gian thực hiện: ….. tiết

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột hành động. nhân vật, lời thoại , thủ pháp trào phúng.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ.

- Nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu; nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ và nghĩa hàm ẩn; giải thích được nghĩa của một số câu tục ngữ thông dụng.

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống; nêu được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện cười

- Năng lực nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

3. Phẩm chất:

- Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hưởng đến cách ứng xử phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem hình ảnh một số tác phẩm truyện cười nổi tiếng

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, một câu chuyện có yếu tố gây cười thường có đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời sau khi xem xong tranh, ảnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười. Có tiếng cười cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn. Và chủ đề hôm nay chúng ta học cũng liên quan tới tiếng cười và đó là Những câu chuyện hài

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những câu chuyện hài và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.

b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi dẫn HS vào bài học bằng tổ chức cho HS thi nhau kể tên những vở hài kịch, những câu chuyện cười học sinh đã nghe, đã xem, đã đọc.

- GV đặt câu hỏi thêm cho HS: “Theo em, những vở hài kịch, những câu chuyện cười mang lại điều gì cho người đọc?”

- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về việc tìm hiểu truyện cười

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời, chia sẻ các câu hỏi gợi mở của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS thi nhau kể về các tác phẩm đã nghe, đã đọc

- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp.

- Đối với câu hỏi lớn, GV không chốt đáp án đúng sai, cũng như không đưa ra kết luận cuối cùng, những ý kiển của HS sẽ được lưu lại và tiếp tục tìm tòi, khám phá suốt các nội dung bài học.

- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.

I. Giới thiệu bài học.

- Chủ đề 5: Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười.Có tiếng cười vui sảng khoái, có tiếng cười đầy sức mạnh, có thể góp phần loại bỏ những cái xấu trong đời sống. Điều gì làm chúng ta cười? Con người đã dùng những cách thức, những loại hình nghệ thuật nào để tạo nên tiếng cười trước những thói tật của chính mình? Em sẽ tìm thấy một phần câu trả lời qua bài học này

Ở bài học trước, em đã làm quen với những biểu hiện của tiếng cười qua thơ trào phúng Đường luật. Trong bài học này, em tiếp tục khám phá những cách thức tạo ra tiếng cười ở các văn bản thuộc thể loại hài kịch và truyện cười. Những bài ca dao trào phúng kết nối với chủ đề bài học sẽ cho em hiểu rõ hơn ý nghĩa phong phủ và biểu hiện đa dạng của tiếng cười trong văn học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:Giúp HS nhận biết được một số yếu tố của hài kịch và truyện cười, nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phầnTri thức Ngữ Văn.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiểu văn nghị luận xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về hài kịch và truyện cười

+Hài kịch là:….

+ Truyện cười là…

- GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 100), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS:

+ Đặc điểm của xung đột trong các tác phẩm hài kịch là gì?

+ Hài kịch sử dụng các thủ pháp trào phùng nhằm mục đích gì?

+ Các yếu tố chính trong những tác phẩm truyện cười là gì?

+ Truyện cười có phải là truyện dân gian không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn.

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về câu hỏi tu từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 100) về liên kết trong văn bản, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về khái niệm, tác dụng của câu hỏi tu từ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chép

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 100) về liên kết trong văn bản, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chép

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

II. Tri thức Ngữ văn

1. Hài kịch

- Hài Kịch là một thể loại của kịch, hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch, lạc hậu,... đối lập với các chuẩn mực và cái tốt đẹp, tiến bộ. Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa cái bốn trong với cái bên ngoài. Xung đột kịch biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống gây cuối. Nhân vật chính trong hài kịch là những kiểu người có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đáng phê phán: hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ... Lời đối thoại trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ; cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối nghịch. Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như: tạo tình huống kịch tính, cải trang: dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại bỏ lùng, nhại....

2. Truyện cười

• Truyện cười là một thể loại tự sự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con người và còn nhằm mục đích giải trí

Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống.... Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ. Nhân vật chính trong truyện cuối thường là đối tượng bị chế giễu

Ngôn ngữ truyện cuối dân dã, nhiều ẩn ý.

• Truyện cười thường là truyện dân gian, tuy nhiên cũng có cả ở hình thức truyện kể của văn học viết.

3. Câu hỏi tu từ

a/ Khái niệm:

- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà dùng để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,...

b/ Tác dụng

Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp như tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển.

4. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu

- Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ ngữ trong câu và từ ngữ cảnh cách sử dụng câu.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Vănđể giải quyết bài tập.

b. Nội dung:GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

c. Sản phẩm học tập:Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học.

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn.

+ Soạn bài: Trưởng giả học làm sang

TIẾT…: VĂN BẢN 1. TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG

(Mô – li - e)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

- Học sinh phân tích được nét tương phản trong hành động của ông Giuoc đanh và các nhân vật

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trưởng giả học làm sang

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật ông Giuốc- đanh

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

- Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hưởng đến cách ứng xử phù hợp

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh liên quan tới các nhân vật trong văn bản

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Trưởng giả học làm sang

b. Nội dung: Phương pháp đàm – thoại

- GV đặt câu hỏi: Các em đã được xem hài kịch bao giờ chưa? Cảm nhận của em khi xem hài kịch?

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi lên màn hình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chia sẻ cảm nhận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ về cảm nhận của mình khi xem hài kịch

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Trưởng giả học làm sang”

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Trưởng giả học làm sang

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc phân vai các nhân vật trong văn bản

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- HS tham gia phân vai đọc bài

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, yêu cầu:

Em hãy tìm và ghi lại 3 thông tin về tác giả Mo-li-e và hoàn thành các nội dung trong phần tác phẩm Trưởng giả học làm sang Hồi thứ hai

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản và hoàn thành phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- HS tham gia phân vai đọc bài

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin

- Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

+ Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

+ Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

+ Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm có 5 hồi (1670).

– Đoạn trích là toàn bộ lớp 5 kết thúc hồi 2

b. Thể loại: Kịch

c. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

d. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến ...theo cách thức mặc cho các nhà quý phái): Ông Giuốc-đanh và phó may

- Còn lại: Ông Giuốc-đanh và 4 chú thợ phụ.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 5

Trên đây là Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức bài 5 Những câu chuyện hài. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 721
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm