Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Mọt sách Hóa học

Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong sản xuất hóa học

. Vai trò và ứng dụng của chúng là gì?

5
5 Câu trả lời
  • Lanh chanh
    Lanh chanh

    + Giai đoạn 1: Sản xuất SO2: Đốt FeS2 hoặc S:

    4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2.

    Sản xuất lưu huỳnh đioxit bằng cách đốt lưu huỳnh trong không khí

    S + O2 → SO2.

    + Giai đoạn 2: Sản xuất lưu huỳnh trioxit SO3 bằng cách oxi hóa SO2.

    Oxi hóa SO2:

    2SO2 + O2 → 2SO3.

    + Giai đoạn 3: Sản xuất axit sunfuric bằng cách cho SO3 tác dụng với nước:

    SO3 + H2O → H2SO4

    H2SO4 được sử dụng rộng rãi trong sản xuất kim loại như đồng, kẽm,... và dùng để làm sạch bề mặt thép và dung dịch tẩy gỉ.

    Axit sunfuric còn được dùng để sản xuất nhôm sunfat (phèn làm giấy), các loại muối sunfat, chế tạo thuốc nổ, thuốc nhuộm, chất dẻo, tẩy rửa kim loại trước mạ, sản xuất dược phẩm.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 29/08/22
    • Heo Ú
      Heo Ú

      Ví dụ phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên: Phản ứng quang hợp

      6CO2 + 12H2O \overset{As,diệp \: luc}{\rightarrow}\(\overset{As,diệp \: luc}{\rightarrow}\) C6H12O6 + 6H2O + 6O2

      Vai trò của phản ứng quang hợp:

      + Cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật và con người.

      + Chất hữu cơ được tạo ra (C6H12O6) là nguyên liệu sản xuất rất nhiều sản phẩm cho con người: Thuốc, thực phẩm, ...

      + Điều hòa không khí: Cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và đem lại bầu không khí mát mẻ, trong lành.

      0 Trả lời 29/08/22
      • Gà Bông
        Gà Bông

        Thạch nhũ trong hang động chính là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa muối Ca(HCO3)2 và CaCO3.

        Thành phần chính của đá vôi là CaCO3 (Canxi cacbonat)

        Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 và tan trong nước chảy qua khe đá và di chuyển vào trong hang động.

        Và dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn, không tan. Quá trình xảy ra liên tục này khá lâu dài và chính quá trình đó đã tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau.

        Phương trình hóa học:

        CaCO3 (rắn) + CO2 + H2O ⇌ Ca(HCO3)2

        0 Trả lời 29/08/22
        • Ngô Ngọc
          Ngô Ngọc

          1 nguuên tử có khối lượng là 22,74885.10^(-23) (g) 

          a. Cho biết thêm thông tin về nguyên tố này

          b. Nếu N-P=25. Tính số hạt mỗi loại

          c. Viết cấu tạo của nguyên tử này so với X biết X có 1 hóa trị duy nhất trong X2O3

          0 Trả lời 31/08/22
          • Ngô Ngọc
            Ngô Ngọc

            1 nguuên tử có khối lượng là 22,74885.10^(-23) (g) 

            a. Cho biết thêm thông tin về nguyên tố này

            b. Nếu N-P=25. Tính số hạt mỗi loại

            c. Viết cấu tạo của nguyên tử này so với X biết X có 1 hóa trị duy nhất trong X2O3

            0 Trả lời 31/08/22

            Hóa học

            Xem thêm