Trả lời:
Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất từng tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường mang lại hiệu quả đích thực. Trước thực tế ấy, Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.
Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
Bài làm:
Khi dự định ra nước ngoài, người biết trước khi ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm, nhất là lúc đau ốm. Bên cạnh đó người cũng không có tiền.
- Ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường là: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị
- “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc là:
+ Tiểu thuyết Thủy hử (của Thi Nại Am)
+ Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán trung)
+ Tiểu thuyết Tây du kí (của Ngô Thừa Ân)
+ Tiểu thuyết Hồng lâu mộng (của Tào Tuyết Cần).
- Những nội dung cơ bản của Nho giáo:
+ Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.
+ Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam Cương, tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ; Ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
+ Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và Tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh.
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì tư tưởng của Nho giáo dựa trên mối quan hệ rường cột "Tam Cương, Ngũ thường", quy định mối kỉ cương của đạo đức phong kiến. Một mặt Nho giáo đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện phẩm chất đạo đức; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tuyệt đối trung thành với vua. Như vậy chúng ta có thể nhận định Nho giáo là một công cụ tư tưởng sắc bén bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền.
Lĩnh vực | Thời Đường | Thời Minh-Thanh |
Nông nghiệp | Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền | - Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng - Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh |
Thủ công nghiệp | Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây | - Phát triển đa dạng - Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy - Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất |
Thương nghiệp | Gắn liền với “Con đường tơ lụa”. Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An | - Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh - Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế |
Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc
- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.
- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.
- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.
- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.
- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.
Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh:
- Về nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh - Thanh thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi.
+ Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông,...đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp.
- Về thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, những nghề thủ công nổi tiếng nhất thời kì này là dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị.
+ Thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hoá sản xuất và đông đảo người làm thuê.
- Về thương nghiệp:
+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
+ Hàng hoá Trung Quốc được buôn bán khắp thế giới, tập trung ở Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập và các nước Đông Nam Á.
=> Bức tranh 6.6 cho thấy hoạt động thương mại buôn bán bằng đường biển ở Trung Quốc thời Minh - Thanh phát triển rất mạnh.
Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:
- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan
- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam
- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...
- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây.
- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.
- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.
- Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
+ Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển là những yếu tố vị trí địa lí thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác.
+ Các dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã…) đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi, bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chi, thiếc,...) là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt