Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau.

    Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

    Nông nghiệp:

    Thực hiện chính sách giảm tô thuế, bớt sưu dịch. Nhà Đường thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu.

    Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Người dân có đất làm ăn, cuộc sống dần ổn định.

    Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

    Thủ công nghiệp: nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. các xưởng thủ công được hình thành chủ yếu về các lĩnh vực như luyện sắt, đóng thuyền,… Các xưởng thủ công có hàng chục người dân làm việc.

    Thương nghiệp: phát triển thịnh đạt, mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới. “Con đường tơ lụa” được hình thành trên đất liền và trên biển.

    Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến nhà Đường ngày một hoàn chỉnh hơn. Bộ máy nhà nước được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là tăng cường củng cố chính quyền trung ương. Chính quyền phong kiến thời Đường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

    Văn hoá: nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử. Mở rộng các trường học ở cả thành thị và nông thôn.

    Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Nhiều nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

    Đối ngoại: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước nhằm mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.

    Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên,…

    1 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Captain

    Ở Trung Quốc từ những thế kỉ cuối trước Công Nguyên, do sự phát triển sản xuất, xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp và từ đó chế độ phong kiến được hình thành.

    Xem lời giải chi tiết tại https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-10-bai-5-trung-quoc-thoi-phong-kien-phan-1-125346 nhé bạn

    0 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    14 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ỉn

    4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến đó chính là: giấy viết, mực in, thuốc súng và La bàn.

    Giấy viết: Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… dùng để chế tạo ra giấy. Thực ra trước Thái Luân đã có nghề làm giấy ở Trung Quốc, có thể là từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sớm hơn Thái Luân tới 100 năm. Cho nên Thái Luân chỉ được coi là người có công cải tiến kỹ thuật làm giấy ở Trung Quốc. Vào thời Triều Tống, tiền giấy Giao Tử phát hành sớm nhất ở Trung Quốc.


    Thuốc súng: Thuốc nổ được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây trên 1.000 năm. Đầu tiên là từ kali nitrát, diêm tiêu và than gỗ. Các nhà luyện đan triều Đường đã phát minh ra thuốc súng. Cuối triều Đường, đầu triều Tống lần đầu tiên thuốc nổ được dùng trong quân sự. Thời Bắc Tống đã có công binh xưởng tương đối lớn. Thuốc nổ Trung Quốc về sau được truyền qua Ấn Độ rồi sang Ả Rập, qua Tây Ban Nha rồi đến nhiều nước ở châu Âu.

    Mực in: Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào đời nhà Đường.

    Khắc chữ lên bảng gỗ rất tốn kém và mất công, khi hỏng một ký tự phải làm lại cả khuôn in. Chính vì vậy người ta đã nghĩ ra việc ghép các chữ rời lại với nhau.

    Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung, trong khi châu Âu đến thế kỉ 15 kĩ thuật in chữ mới ra đời. Kĩ thuật in này có hạn chế là chữ xấu, không rõ màu. Kĩ thuật này sau đó được cải tiến, thay chữ rời bằng đất sét nung rồi bằng gỗ, sau đó đến chữ rời bằng đồng.

    Sự xuất hiện của nghề in đã giúp cho việc phổ biến, truyền bá văn hóa, tín ngưỡng cũng như kiến thức của con người ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn.

    La bàn: La bàn là công cụ định hướng Nam, Bắc phổ biến được ứng dụng nhiều khi người ta đi trên biển, vào rừng hoặc đi trong sa mạc.

    La bàn do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Người ta dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng (như hình vẽ) được phân chia theo các cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Khi chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Vì vật người Trung Quốc gọi là "kim chỉ Nam" . Hướng Nam xưa vốn được coi là hướng của quân vương.

    Đến thời nhà Đường thì La bàn đã khá hoàn chỉnh và đến khoảng thời nhà Tống, nhà Nguyên thì được truyền bá sang châu Âu qua các cuộc chinh phạt. Nhờ có La bàn, người châu Âu mới thực hiện được những phát kiến địa lý mới như chuyến hải hành của Cristoforo Colombo tìm ra châu Mỹ.

    Về sau La bàn được cải tiến dần bằng cách nhân tạo, từ hóa kim loại. Trung Hoa sử dụng La bàn trong hàng hải sớm hơn phương Tây tới gần 100 năm.

    3 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 6 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Captain

    - Các chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu.

    - Sự suy yếu của nhà Thanh tạo điều kiện cho các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc bước sang một thời kì mới.

    1 04/08/21
    Xem thêm 5 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    Mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh là:

    - Sự xuất hiện của công trường thủ công quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.

    - Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua.

    - Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh : Bắc Kinh, Nam Kinh.

    Mời các bạn xem lời giải chi tiết tại https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-10-bai-5-trung-quoc-thoi-phong-kien-phan-1-125346 nhé

    0 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường

    0 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bảo Bình

    Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần

    0 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ỉn

    Văn hóa cổ địa Hi Lạp và Rô – ma đã không ngừng phát triển và thu lại được những thành tựu lớn:

    Lịch và chữ viết:

    Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.

    Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.

    Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.

    Sự ra đời của khoa học: Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

    Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..

    Vật Lý: có Archimède.

    Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
    Văn học:

    Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.

    Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..

    Nghệ thuật:

    Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…

    Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.

    * Sở dĩ, người ta thường nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học là bởi vì:

    Mặc dù, trước đó, các nền văn minh phương Đông như văn minh Ai cập, Trung Quốc hay Ấn Độ… đã tìm ra nhiều hiểu biết khoa học, nhưng họ không ghi chép cụ thể và áp dụng nó vào cuộc sống và chưa chứng mình được điều đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi đến thời văn minh Hi Lạp và Rô – ma thì họ đã ghi chép cẩn thận những hiểu biết khoa học mà người Phương Đông tìm ra và họ cố gắng chứng minh giá trị thực tiễn của nó vào cuộc sống, sáng tạo ra nhiều giá trị thực tiễn khác phục vụ cuộc sống con người và xã hội dựa trên những hiểu biểu khoa học đó và nâng cao giá trị hiểu biết khoa học đó trở thành những tri thức khoa học mà nhiều tri thức đó đến ngày hôm nay vẫn còn giá trị khả dụng.

    0 04/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mỡ

    Bản chất của nền dân chủ cổ đại chính là chế độ dân chủ chủ nô.

    Đó là nền dân chủ đưa lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc chủ nô, một bộ phận nhỏ trong xã hội, trong khi đó nhiều người lại không có quyền cồn dân và đặc biệt là hàng trăm nghìn nô lệ không được quyền làm người, bị áp bức, bóc lột và coi như là những “công cụ biết nói”.

    Tóm lại: Dù là dân chủ hay cộng hòa vẫn là một bước phát triển so với xã hội cổ đại phương Đông. Nhưng đó là nền dân chủ chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ.

    0 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bảo Bình

    * Vai trò của thủ công nghiệp:

    - Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô-liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm... đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập.

    - Thương mại phát đạt đã thúc đẩy mở rộng lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế các nhà nước Địa Trung Hải phát triển mau lẹ.

    1 04/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mỡ

    Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền Pac-tê-nông,....

    Các bạn theo dõi lời giải chi tiết tại https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-10-bai-4-cac-quoc-gia-co-dai-phuong-tay-hy-lap-va-roma-125341 nhé

    0 03/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    Thể chế dân chủ cố đại biểu hiện rõ ở trong xã hội lúc bấy giờ:

    Có hơn 30000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân. Khoảng 15000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân. Có khoảng 300000 nô lệ không có quyền hành, là tải sản riêng của chủ nô.

    Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn nắm trong tay quyền lực của xã hội. Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt.

    => Hình thành thể chế dân chủ. Hơn 30000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.

    0 03/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời