Ông Của đã đem chia mười hạt thóc giống làm 2 phần, một phần gieo trong phòng thí nghiệm, 1 phần ông ngâm nước ấm, gói vào khăn tối tối ủ trong người. Hành động đó cho thấy ông Lương Định Của là một người giản dị, chất phác, làm việc hết mình để công hiến cho đất nước.
Là viện trưởng của một viện nghiên cứu nhưng ông Lương Định Của làm việc trong căn phòng rất giản dị: căn phòng đơn sơ, ngoài giờ lên lớp thì xắn quần lội trên những cánh đồng thí nghiệm.
Những tên gọi: nhà nông học xuất săc, cha đẻ của nhiều giống câu trồng mới, nhà bác học của đồng ruộng thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần tự giác, tự học lưu truyền qua bao đời. Thế nhưng, xã hội ngày càng hiện đại, thì đi kèm với đó là vấn nạn lười biếng, nhác học lại xuất hiện ngày càng nhiều.
Vậy thế nào là lười nhác, biếng học? Đó là những hành động không có ý chí trong học tập của một bộ phận học sinh. Các em học sinh này luôn trong tình trạng cảm thấy chán nản, đầu óc mơ màng, luôn nghĩ đến những vấn đề khác ngoài việc học tập khi đến trường. Nhiều em khi ngồi trên lớp luôn không tập trung không nghe thầy cô giảng, chỉ cham chú và những việc khác như trò chuyện, lén chơi game, về nhà không chịu tự học bài, ôn bài. Và nguyên nhân của sự việc lười biếng trong học tập chính là do sự buông thả bản thân, tự dung túng cho tính lười nhác của bản thân các em. Các em không tự rèn luyện bản thân hay không có một thời gian biểu hợp lí để phân chia giữa việc học và nghỉ ngơi hợp lí. Nhiều bạn bị dụ dỗ bởi bạn bè xấu, hay học các điều không hay trên mạng xã hội, bỏ học, nghiện game.... Hay nhiều trường hợp khác có thể do gia đình chưa quan tâm đầy đủ đến các em, khiến các em chán nản. Hoặc phụ huynh biến việc học thành trọng trách, áp lực nặng nề trên vai các em, khiến các em cảm thấy mệt mỏi và dần dần trở nên tự ti, sợ việc học. Cũng có thể là do phương pháp dạy học của thầy cô, nhà trường chưa tiếp cận được với sự hứng thú, chưa khơi dậy tính tự giác, tự học của các em. Hoặc thầy cô quá bảo thủ, khiến các em chán môi trường lớp học, trường học dẫn đến ghét việc học. Đó là một số lí do khiến tình trạng lười học, nhác học hiện nay trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực trạng hiện nay, tỉ lệ học sinh lười học, dẫn đến tình trạng trốn tiết, bỏ học ngày càng nhiều. Nhiều em học sinh kết bạn xấu, bị dụ dỗ qua mạng, bị sự cám dỗ bởi những video xấu lan truyền trên mạng xã hội lao vào các tệ nạn xã hội. Rồi hơn thế nữa, tình trạng chán học, sợ học khiến thành tích học tập của học sinh ngày nay càng ngày càng sa sút. Vì thế, cần có những biện pháp khác phục gấp hiện trạng lười học này. Đó là sự quan tâm từ gia đình, vì gia đình luôn là nguồn động lực to lớn, sự động viên và chia sẻ của bố mẹ sẽ khiến các em cảm nhận được tình cảm, cố gắng thay đổi bản thân tích cực hơn. Đối với trường học, thầy cô cũng nên tìm hiểu những phương pháp dạy học phù hợp với nền giáo dục nước nhà và dễ tiếp cận, khơi dậy cảm hứng học tập của học sinh. Và trên hết, đó là chính bản thân các em cũng phải có sự thay đổi bản thân bằng cách tự rèn luyện tính tự giác, tự học và có thời gian biểu cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi. Điều đó giúp ích rất nhiều cho việc học và giúp nâng cao kết quả học tập của bản thân các em.
Như vậy, các emnên biết rằng việc lười học, nhác học là hành động không tốt và phải nên khắc phục sớm, tránh bị lún sâu vào những thói quen, việc làm xấu. Các em cần phải học bạn bè của mình về những thói quen học tập tốt, cố gắng tìm ra được động cơ học tập của mình và quan trọng nhất vẫn là phải tạo cho mình hứng thú khi học tập.
Qua bài đọc trên, em thấy Ông Yết Kiêu là một người có trí dũng song toàn, có tài bơi lội giỏi và nhờ tài của ông mà nước ta có thể chiến thắng quân địch.
Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan bằng cách nói quá lên cho quân giặc sợ: “Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết!”
Yết Kiêu dùng một cái dùi sắt và một chiếc búa, một mình lặn xuống biển đục thủng tàu quân giặc.
Ông Yết Kiêu có tài bơi lội giỏi:
- ông lặn xuống biển người ta tưởng ông đi trên đất liền
- sống ở dưới nước sáu, bảy ngày liền.
4b. Kể về người họ hàng lớn tuổi của em:
Dì Lan của em là con út của ông bà ngoại, năm nay dì đang học đại học năm tư ở Sài Gòn. Dì học rất giỏi môn Văn, vì thế mỗi lần gặp bài văn nào khó, em đều gọi điện thoại nhờ dì hướng dẫn cho. Dì còn rất thích nghe nhạc và dì vẽ tranh cũng rất đẹp. Mỗi lần dì Lan về Hà Nội chơi, mẹ em lại nấu những món ăn ngon mà dì thích nhất. Dì hứa với em, khi nào được nghỉ hè, dì sẽ đón em vào Sài Gòn nơi dì đang sinh sống và học tập và đưa em đi chơi.
5. Các tính từ: khó, đẹp, ngon.