Sau hiệp định giơ-ne-vơ, hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Miền Bắc:Sau khi hiệp định được kí kết, thực dân Pháp cố tình trì hoãn rút quân. Ta đã đấu tranh buộc quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội vào ngày 10 tháng 10 năm 1954.
Ngày 01/01/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về đến Hà Nội.
Trong khi rút quân, thực dân Pháp đã phá họai cơ sở hạn tầng kinh tế ở miền Bắc, đồng thời chúng cùng với Mĩ -Diệm dụ dỗ, cưỡng bức gần một triệu đồng bào Công giáo vào miền Nam.
Ngày 13/5/1955, quân Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Bắc nước ta.
Miền Nam: Chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh việc đình chiến, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
Trước khi Hiệp định được kí kết, Mĩ đã ép Pháp phải đưa tay sai của Mĩ là Ngô Đình Diệm vào chính phủ bù nhìn của Bảo Đại. Sau đó, Mĩ đã không kí vào bản cam kết thực hiện Hiệp định.
Hai ngày sau khi Hiệp định được kí kết, ngoại trưởng Mĩ đã tuyên bố can thiệp vào miền Nam Việt Nam để “ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á”. Ngày 14-5 - 1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh ở miền Nam về nước, trút bỏ trách nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của hiệp định, trong đó có việc tổ chức tổng tuyển cử ở hai miền Nam Bắc cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Như vậy, miền Nam rơi vào tay đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai
Sau khi được hình thành, loài người hiện nay với những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ,... con người đã có được khả năng tiến hoá văn hoá.
- Trong vài thế kỉ qua, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thông qua quá trình học tập và trong đời sống, con người đã được cải thiện chưa từng thấy, tuổi thọ được gia tăng đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần có những biến đổi thích nghi nào về mặt thể chất (tiến hoá sinh học).
- Dù vậy, con người ngày nay vẫn còn chịu sự tác động của tiến hoá sinh học. Vì trong điều kiện không có nhiều thay đổi thì tiến hoá nhỏ vẫn xảy ra đối với mọi sinh vật.
Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông núi, biển,… ngăn cách các cá thế của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
Do có các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau.
Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần sẽ được chọn lọc tự nhiên (CLTN) và các nhân tố tiến.hoá khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.
Sự khác biệt về tần số alen dần dần được tích luỹ dần và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.
Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống. Lai xa kèm theo đa bội hoá cũng góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về mặt NST đã nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.
- Từ đầu hai quần thể còn có thể trao đổi vốn gen cho nhau (sự cách li chưa hoàn toàn) thì vẫn chỉ là hai quần thể của một loài. Lâu dần sự trao đổi vốn gen giữa hai quần thế giảm dần (sự cách li giữa hai quần thể ngày một được tăng cường) thì các quần thể này tích luỹ những khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen dẫn đến hình thành nên các chủng địa lí.
- Nếu sự trao đổi vốn gen giữa các chủng ngày một giảm dần thì sự khác biệt giữa các chủng có thể càng lớn và hai quần thể ban đầu có thể trở thành hai loài phụ (các cá thể vẫn có thể giao phối được với nhau và sinh ra đời con hữu thụ nhưng sự giao phối giữa các loài phụ như vậy rất ít xảy ra).
- Khi sự trao đổi vốn gen giữa các loài phụ hoàn toàn không xảy ra, điều này có nghĩa là giữa chúng đã có sự cách li sinh sản hoàn toàn thì hai loài phụ sẽ trở thành hai loài khác nhau.
- Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.
- Ví dụ, nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể.
+ CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội.
+ Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 10-6 đến 10-4.
- CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá, là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi.
Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc nào xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá và quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
Đáp án: d. trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc thấp lên dinh dưỡng bậc cao.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, minh học trong hình 45.4 SGK
- Sinh vật quang hợp (phần lớn năng lượng tiêu hao qua hô hấp, rụng lá cây).
- Động vật ăn thực vật (phần lớn năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,…).
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (một phần năng lượng tiêu hoa qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân…).
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3 (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài biết, thải qua phân…).
- Ở tất cả các bậc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như các sinh vật chết, lá cây rụng và phân,… sinh vật phân giải phân hủy thành các chất vô cơ.
- Do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:
+ Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng). Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể cùa một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.
Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái:
- Năng lượng tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa... hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái
Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp.
Một phần năng lượng tích tụ trong sinh vật sản xuất được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng được chuyển lên các bậc dinh dưỡng tiếp theo.
Như vậy, năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh.
Ví dụ, về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng hợp lí phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
Ví dụ, về chọn khoảng cách trồng cây hợp lí, chọn cây trồng đúng thời vụ phù hợp với thời gian chiếu sáng trong ngày,...