Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử
Sự tạo thành liên kết ion
Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến liên kết ion, cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết liên quan đến câu hỏi.
>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
- Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực
- Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực
- Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
- Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
- Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết
- Sự hình thành liên kết ion
Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử
A. H2O
B. NH3
C. CO2
D. NaF
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
H2O là liên kết cộng hóa trị
NH3 là liên kết cộng hóa trị
CO2 liên kết cộng hóa trị
NaF là liên kết ion
Đáp án D
Liên kết ion
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Sự tạo thành liên kết ion
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Liên kết ion dược hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
Trạng thái của cặp electron liên kết | Hiệu độ âm điện ( \(\triangle \chi\)) | Đặc điểm liên kết | Loại liên kết |
Cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào | 0 ≤ \(\left | \triangle \chi \right |\) < 0,4 | Liên kết không bị phân cực | Cộng hoá trị không phân cực |
Cặp electron liên kết bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn | 0,4 ≤ \(\left | \triangle \chi \right |\) < 1,7 | Liên kết bị phân cực | Cộng hoá trị phân cực |
Cặp electron liên kết chuyển hẳn đến nguyên tử nhận electron tạo thành ion âm và nguyên tử nhường electron tạo thành ion dương. | \(\left | \triangle \chi \right |\) ≥ 1,7 | Liên kết bị phân cực mạnh | Ion |
Ví dụ
Trong phân tử HCl, hiệu độ âm điện của Cl và H là: 3,16 – 2,2 = 0,96, do đó liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện của Cl và Na là 3,16 – 0,93 = 2,23, do đó liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.
Câu hỏi bài tập liên quan
Câu 1. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. P2O5
B. NH3
C. CO2
D. KCl
Câu 2. Dãy chất nào sau đây chỉ có liên kết ion
A. NaCl, H2O, KCl, SO2
B. CH4, SO2, NaCl, KCl
C. KCl, SO2, NH3, HCl
D. NaCl, CaO, KF, KCl
Dãy chất nào sau đây chỉ có liên kết ion NaCl, CaO, KF, KCl
Câu 3. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. HCl.
B. NH3.
C. H2O.
D. NaCl
Câu 3. Cho các nguyên tố: X ( Z= 11), Y ( Z= 17 ). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại
A. Liên kết cộng hoá trị không có cực.
B. Liên kết cộng hoá trị có cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết kim loại.
Bước 1: Xác định tính kim loại, phi kim của X, Y
11X: 1s22s22p63s1 => X là kim loại điển hình (nhóm IA)
17Y: 1s22s22p63s23p5 => Y là phi kim điển hình (nhóm VIIA)
Bước 2: Xác định liên kết giữa X, Y
Như vậy liên kết giữa X và Y là liên kết ion
Câu 4: Cho các nguyên tố: X ( Z= 19 ), Y ( Z= 17 ). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hoá trị không có cực.
C. liên kết kim loại.
D. liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 5: Cho độ âm điện của X, Y lần lượt là 2,20 và 3,16. Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại
A. Liên kết ion.
B. Liên kết kim loại.
C. Liên kết cộng hoá trị có cực.
D. Liên kết cộng hoá trị không có cực
Câu 8. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
A. Cộng hóa trị không cực.
B. Hydrogen.
C. Ion.
D. Cộng hóa trị phân cực.
Liên kết của NH3 tạo bởi 2 phi kim khác nhau là N và H => Liên kết cộng hóa trị.
Xác định hiệu độ âm điện:
Δχ(N−H) = |3,04−2,2| = 0,84
Ta có 0,4< 0,84< 1,7
=> liên kết cộng hóa trị phân cực
...................