Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt phát biểu nào sau đây sai

Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt phát biểu nào sau đây sai được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến đặc điểm của lực ma sát trượt. Cũng như đưa ra nội dung lý thuyết liên quan đến ma sát trượt. Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan.

Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt phát biểu nào sau đây sai

A. Lực ma sát trượt luôn cùng chiều chuyển động tương đối của vật.

B. Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có chuyển động trượt giữa hai vật.

C. Lực ma sát trượt luôn ngược chiều chuyển động tương đối của vật.

D. Lực ma sát trượt có độ lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ma sát trượt có đặc điểm:

Lực ma sát trượt luôn cùng chiều chuyển động tương đối của vật.

Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có chuyển động trượt giữa hai vật.

Lực ma sát trượt có độ lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc.

Lực ma sát trượt luôn ngược chiều chuyển động tương đối của vật.

Chọn C

⇒ Vì Lực ma sát trượt luôn ngược chiều chuyển động tương đối của vật.

Lực ma sát trượt

1. Sự xuất hiện của lực ma sát trượt

Ma sát trượt là lực xuất hiện khi 2 vật thể trượt trên nhau, lực sẽ cản trở làm cho vật đó không trượt (chuyển động) được nữa.

Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.

Lực ma sát trượt

Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

Biểu thức:

Fmst = μt.NF

Trong đó:

Fmst độ lớn của ma sát trượt (N)

μt là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

N: Độ lớn áp lực (phản ứng) N

2. Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt

Ma sát trượt là lực ma sát xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

Đặc điểm của lực ma sát trượt:

+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

+ Phương song song với bề mặt tiếp xúc.

+ Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Tìm phát biểu sai sau đây về lực ma sát trượt?

A. lực ma sát trượt luôn cản lại chuyển động của vật bị tác dụng

B. lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có chuyển động trượt giữa 2 vật

C. Lực ma sát trượt có chiều ngược lại chuyển động (tương đối) của vật

D. Lực ma sát trượt có độ lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng

A. không đổi.

B. giảm xuống.

C. tăng tỉ lệ với tôc độ của vật.

D. tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 3. Lực ma sát trượt

A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.

B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực

C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.

D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 4. Chọn câu sai

A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên vật khác.

B. Hướng của ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động.

C. Hệ số ma sát lăn luôn băng hệ số ma sát trượt.

D. Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiêng khi có tác dụng của lực ma sát nghỉ.

Xem đáp án
Đáp án C

------------------------------------

Để ôn thi học kì 1 lớp 10 tốt hơn, mời các em tải thêm các đề thi học kì 1 lớp 10 khác. Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý, Toán, Anh, Văn,... này, các em sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về các dạng bài, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 10 - Giải lý 10

    Xem thêm