Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống

Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống hướng dẫn giải bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 6 KNTT trang 64, 65, 66, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập chuyên mục sách Giải KHTN 6 Kết nối tri thức.

A. Mở đầu KHTN 6 trang 64 Kết nối tri thức 

Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được hình thành từ đơn vị cấu trúc nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Tất cả các cơ thể sinh vật xung quanh chúng ta đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.

I. Tế bào là gì?

Câu hỏi 1 trang 64 Khoa học tự nhiên lớp 6 KNTT

Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống vì:

  • Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người,...) đều được cấu tạo từ tế bào → Tế bào là đơn vị cấu trúc của các cơ thể sống.
  • Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản → Tế bào là đơn vị chức năng của các cơ thể sống.

II. Hình dạng và kích thước tế bào

Câu hỏi 2 trang 64 Khoa học tự nhiên lớp 6 KNTT

Quan sát hình 18.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

  • Quan sát hình 18.1, ta thấy:

+ Tế bào da người có hình dẹt.

+ Tế bào thần kinh ở người có hình sao.

+ Tế bào vi khuẩn có hình trụ.

+ Tế bào ở lá cây có hình chữ nhật.

  • Nhận xét về hình dạng tế bào: Tế bào có hình dạng rất đa dạng. Tùy theo từng loại tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau.

Câu hỏi 3 trang 65 Khoa học tự nhiên lớp 6 KNTT

Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật và thực vật trong hình 18.2 và cho biết tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi, tế nào nào có thể quan sát bằng mắt thường?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

  • Quan sát hình 18.2, ta thấy:

+ Hầu hết các vi khuẩn có kích thước khoảng 0,5 – 5,0 µm.

+ Tế bào động vật và thực vật thường có kích thước khoảng 10 – 100 µm.

+ Một số tế bào động vật và thực vật có kích thước lớn hơn khoảng 1 – 10 mm như tế bào trứng cá.

  • Kết luận:

+ Tế bào vi khuẩn và hầu hết các tế bào động vật, thực vật thường có kích thước rất nhỏ không quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi.

+ Một số tế bào động vật và thực vật như tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch , tế bào tép cam,... có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường.

Hoạt động 1 trang 65 KHTN lớp 6 Kết nối tri thức

Khi thảo luận về kích thước và hình dạng tế bào, bốn bạn học sinh có ý kiến như sau:

Giải KHTN lớp 6 Kết nôi tri thức bài 18

Đọc ý kiến của các bạn trên và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phát biểu của bạn nào đúng?

2. Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Phát biểu D là đúng, các phát biểu còn lại sai.

2.  Ví dụ chứng minh:

- Ý kiến của bạn A:

+ Ví dụ: Tế bào vảy hành có hình lục giác còn tế bào hồng cầu hình đĩa lõm.

- Ý kiến của bạn B:

+ Ví dụ: Tế bào nấm men có hình cầu, kích thước chiều dài khoảng 6µm, chiều rộng khoảng 5µm. Còn tế bào biểu bì vảy hành có hình lục giác, chiều dài khoảng 200µm, chiều rộng khoảng 70µm.

- Ý kiến của bạn C:

+ Ví dụ: Tế bào vi khuẩn E.coli có chiều dài khoảng 2µm và chiều rộng khoảng 0,25 – 1 µm. Còn tế bào xương ở người có chiều rộng khoảng 5 – 20µm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
65
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • mạnh quân nguyễn Đức
    mạnh quân nguyễn Đức

    ok


    Thích Phản hồi 15/11/23
    • mạnh quân nguyễn Đức
      mạnh quân nguyễn Đức

      bài hay

      ẻt

      Thích Phản hồi 15/11/23
      • mạnh quân nguyễn Đức
        mạnh quân nguyễn Đức

        để ý nha wed hơi nhiều quảng cáo


        Thích Phản hồi 15/11/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm