Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học hướng dẫn trả lời cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 6 KNTT. Toàn bộ lời giải dưới đây bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố các bài học trong sách KHTN lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết. 

I. Đa dạng sinh học là gì?

Câu hỏi trang 135 KHTN 6 sách KNTT

Quan sát hình 38.1 và 38.2, hãy lấy ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật.

KHTN lớp 6 bài 38 Hình 38.1 và 38.2

Trả lời:

Ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật:

- Đa dạng loài ở thực vật: Ở trong rừng mưa nhiệt đới, có rất nhiều loài thực vật như rêu, dương xỉ, phong lan, các cây bụi thấp, các cây dây leo, các cây gỗ lớn,…

- Đa dạng loài ở động vật:

  • Động vật trên cạn: bọ ngựa, cú mèo, hổ, hươu, rắn, chồn, khỉ, sâu, địa y, giun,…
  • Động vật dưới nước: san hô, cá thu, cá voi, cá mập, sứa, bạch tuộc, tôm hùm,…

II. Vai trò của đa dạng sinh học

Câu hỏi trang 135 KHTN 6 sách KNTT

1. Quan sát hình 38.3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu loài sau trong hình bị giảm số lượng hoặc biến mất.

1. Cú mèo

2. Thực vật

KHTN lớp 6 bài 38 Hình 38.3

Trả lời

a) Khi cú mèo bị giảm số lượng hoặc biến mất thì số lượng loài chuột sẽ tăng lên. Chúng sẽ tranh giành và ăn hết thức ăn của loài thỏ và dê, phá hoại thực vật. Khi đó làm số lượng thỏ và dê cũng giảm đi đồng thời các loài động vật ăn thịt sử dụng thỏ, dê làm thức ăn như chó rừng, sư tử hay mèo rừng cũng giảm số lượng.

b) Khi thực vật bị giảm số lượng hoặc biến mất thì những loài ăn thực vật như chuột, thỏ, dê sẽ không có đủ thức ăn. Khi đó số lượng loài của chúng sẽ giảm kéo theo những loài động vật ăn thịt cũng giảm về số lượng.

2. Kể tên các loài thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

Trả lời

  • Thực phẩm nguồn gốc từ động vật, thực vật: thịt, trứng, sữa, phô mai, cơm, hoa quả,…
  • Đồ dùng có nguồn gốc từ động vật, thực vật: tủ, giường, áo khoác, chăn bông, vải lụa, đàn piano,…

III. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

Câu hỏi trang 137 KHTN 6 sách KNTT

1. Quan sát hình 38.7 và nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

KHTN lớp 6 bài 38 Hình 38.7

Trả lời

Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học:

- Do con người sử dụng hóa chất gây tác động xấu đến thực vật và động vật xung quanh

- Con người săn bắt động vật hoang dã

- Chặt phá rừng tự nhiên

- Cháy rừng, núi lửa, động đất, các thảm họa thiên nhiên khác, ...

2. Kể thêm các hoạt động khác của con người có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.

Trả lời

Một số hoạt động khác của con người:

- Dùng điện, thuốc nổ đánh bắt cá.

- Săn bắt quá mức động vật, thực vật hoang dã.

- Làm ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các công trình phá vỡ các hệ sinh thái.

2. Quan sát hình 38.8 và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nêu sự suy giảm đa dạng sinh học do phá rừng. Phân tích những tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra.

b. Nêu thêm những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học, từ đó cho biết vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học.

KHTN lớp 6 bài 38 Hình 38.8

Trả lời:

a. Phá rừng dẫn đến những hậu quả nặng nề đối với đa dạng sinh học:

  • Giảm đa dạng thực vật: Số lượng thực vật giảm.
  • Giảm đa dạng động vật: Mất đi thực vật, động vật không còn nguồn thức ăn, nơi ở dẫn đến sự tồn tại của các loài động vật cũng sẽ bị đe dọa.
  • Các thiên tai lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,… xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, gây đe dọa đến sự sống của tất cả các loài: Mất đi thực vật, nước mưa rơi xuống không được tán cây cản bớt làm nước chảy mạnh tạo thành lũ lụt; không có rễ cây bám giữ đất nên đất cũng dễ bị rửa trôi gây sạt lở đất.

→ Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh học của cả động thực vật và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

b. Những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học:

  • Mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của sự sống Trái Đất.
  • Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo.
  • Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

Phải bảo vệ đa dạng sinh học vì: Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các sinh vật khác. Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người và các sinh vật khác.

Hoạt động trang 138 KHTN 6 sách KNTT

1. Quan sát hình 38.9, nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và tác dụng của mỗi biện pháp đó. Kể thêm các biện pháp khác.

Đa dạng sinh học lớp 6

Trả lời

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

- Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

- Xây dựng các khu bảo tổn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

- Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

- Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, hạn chế ô nhiễm.

2. Thực hiện tuyên truyền và thực hiện các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo về và phát triển rừng, ...

Trả lời

Học sinh trao đổi với nhau, với người thân, người quen biết về các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo về và phát triển rừng, ...

Thực hành tuyên truyền và thực hiện các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học

Luật Đa dạng Sinh học (2008)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009. Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/04/2005. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Ngoài lời giải chi tiết KHTN 6 bài 38 Đa dạng sinh học sách Kết nối tri thức với cuộc sống trên đây, mời các bạn tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 6Đề thi giữa kì 2 lớp 6Đề thi học kì 2 lớp 6 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Đánh giá bài viết
18 2.995
Sắp xếp theo

KHTN 6 Kết nối tri thức

Xem thêm