Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 30: Nguyên sinh vật
Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 30: Nguyên sinh vật trang 103, 104, 105 đầy đủ lời giải cho từng câu hỏi. Toàn bộ lời giải bám sát chương trình học để các em học sinh củng cố các bài học trong sách KHTN lớp 6 Kết nối tri thức. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
KHTN 6 Bài 30: Nguyên sinh vật
Mở đầu trang 102 Bài 30 KHTN lớp 6:
Quan sát bề mặt ao, hồ chúng ta thường thấy một lớp váng có màu xanh, vàng hoặc đỏ. Lớp váng đó có chứa nguyên sinh vật. Vậy nguyên sinh vật là gì?
Hướng dẫn trả lời
Nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi khó có thể quan sát bằng mắt thường.
I. Đa dạng nguyên sinh vật
Hoạt động trang 103 KHTN 6 sách KNTT
Quan sát hình 30.1 và trả lời câu hỏi:
1. Nhận xét về hình dạng của nguyên sinh vật.
2. Kể tên các môi trường sống của nguyên sinh vật. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng?
Hướng dẫn trả lời
1. Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo silic), hình thoi, hình giày (trùng giày),... hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình)
2. Môi trường sống của nguyên sinh vật:
Một số nguyên sinh vật sống tự do trong môi trường nước: Trùng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng; trùng roi xanh sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa; tảo lục đơn bào; trùng giày;…
Một số nguyên sinh vật sống kí sinh trên cơ thể sinh vật khác: Trùng sốt rét kí sinh trong máu và thành ruột của người; trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột của người;…
→ Nguyên sinh vật thường sống tự do trong môi trường nước hoặc sống kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
II. Vai trò của nguyên sinh vật
Câu hỏi trang 103 KHTN 6 sách KNTT
1. Nêu các vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người.
2. Kể tên một số món ăn được chế biến từ tảo mà em biết.
Hướng dẫn trả lời
1. Vai trò của nguyên sinh vật:
- Là thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng cao.
- Nguyên liệu chế biến thực phẩm, chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, ...
- Vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước.
- Nguyên liệu làm đẹp, mỹ phẩm, công nghệ chăm sóc sắc đẹp,…
2. Một số món ăn được chế biến từ tảo: thạch, kem, ...
III. Một số bệnh do nguyên sinh vật
Câu hỏi trang 104 KHTN 6 sách KNTT
Bệnh sốt rét | Bệnh kiết lị | |
Tác nhân gây bệnh | ? | ? |
Con đường lây bệnh | ? | ? |
Biểu hiện bệnh | ? | ? |
Cách phòng tránh bệnh | ? | ? |
Hướng dẫn trả lời
Bệnh sốt rét | Bệnh kiết lị | |
Tác nhân gây bệnh | do trùng sốt rét gây lên | do trùng kiết lị gây lên |
Con đường lây bệnh | truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi | lây qua đường tiêu hóa |
Biểu hiện bệnh | sốt, rét, người mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu | đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói, ... |
Cách phòng tránh bệnh | diệt muỗi, mắc màn khi ngủ, ... | vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, ăn uống đảm bảo vệ sinh |
Em có thể 1 trang 105 Bài 30 KHTN lớp 6
Biết cách phòng tránh bệnh sốt rét và bệnh kiết lị.
Hướng dẫn trả lời
- Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét:
+ Mặc quần áo dài tay, mang vớ chân khi trời tối, mắc màn khi ngủ
+ Diệt muỗi bằng các biện pháp dân gian như đập muỗi, dùng vợt điện, đèn bắt muỗi.
+ Dọn dẹp vệ sinh môi trường quanh nhà, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh để thoát hết nước, lấp các vũng nước đọng, đậy nắp chum vại, vớt cỏ cây hai bên bờ khe suối để bọ gậy không có nơi trú ẩn.
- Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị:
+ Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn uống hoặc cầm vào đồ ăn.
+ Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; rửa sạch rau sống; thức ăn cần đậy kín tránh ruồi nhặng;…
+ Tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh khu vực xung quanh nhà.
+ Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp đúng quy trình.
>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 31: Thực hành Quan sát nguyên sinh vật
- Bài 31: Thực hành Quan sát nguyên sinh vật
- Bài 32: Nấm
- Bài 33: Thực hành Quan sát các loại nấm
- Bài 34: Thực vật
- Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
- Bài 36: Động vật
- Bài 37: Thực hành Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
- Bài 38: Đa dạng sinh học
- Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên