Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào hướng dẫn giải bài tập trong SGK KHTN 6 trang 79, 80, 81, 82, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài và củng cố các bài học trong sách KHTN lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Giải KHTN 6 Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
I. Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
Câu hỏi trang 79 KHTN 6 sách KNTT
Quan sát hình 23.1 viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao
Hoạt động trang 79 KHTN 6 sách KNTT
Quan sát hình 23.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới dây:
1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Các cấp độ tổ chức cơ thể tương ứng:
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
E. Cơ thể
2. Tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình:
Với cá cóc: tim
Với cây sâm: lá, cành
II. Từ tế bào tạo thành mô
Câu hỏi trang 80 KHTN 6 sách KNTT
Quan sát hình 23.3 và 23.4 nêu một số mô ở người và ở thực vật.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Mô ở người gồm:
- Mô liên kết
- Mô cơ
- Mô biểu bì ở da
Mô ở thực vật gồm có:
- Mô mạch gỗ
- Mô mạch rây
- Mô biểu bì
III. Từ mô tạo thành cơ quan
Câu hỏi 1 trang 81 KHTN 6 sách KNTT
Quan sát hình 23.5 và xác định vị trí một số cơ quan trong cơ thể người.
Trả lờHướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số cơ quan trong cơ thể người:
- Phổi: nằm ở lồng ngực chiếm diện tích lớn khoang lồng ngực.
- Tim giữa hai lá phổi và hơi lệch sang trái.
- Dạ dày nằm bên dưới phổi nghiêng bờ cong lớn về bên trái.
- Thận gồm hai quả đối xứng vị trí dưới dạ dày.
- Ruột chiếm phần lớn khoang ổ bụng dưới.
Câu hỏi 2 trang 81 KHTN 6 sách KNTT
Quan sát hình 23.6, hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D, ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây:
1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
2. Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể.
4. Tạo ra quả và hạt.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
A. Hoa
B. Lá
C. Thân
D. Rễ
Ghép: A - 4 ; B - 2 ; C - 1 ; D - 3
IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan
Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?
2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
* Hệ cơ quan ví dụ: Hệ tuần hoàn.
1. Hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch).
2. Chức năng của hệ tuần hoàn: Vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí O2 đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể đồng thời vận chuyển các chất thải và khí CO2 đến các cơ quan bài tiết. Trong đó:
- Tim co bóp đẩy máu và hệ mạch.
- Hệ mạch đưa máu đi khắp cơ thể.
* Tham khảo 1 số hệ cơ quan khác:
Hệ cơ quan | Cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan | Chức năng hệ cơ quan |
Hệ tiêu hóa | Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. | Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, đồng thời đào thải các chất thải trong quá trình tiêu hóa ra ngoài. |
Hệ tuần hoàn | Tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch). | Vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí O2 đến các tế bào trong cơ thể; vận chuyển chất thải và CO2 từ tế bào đến các cơ quan bài tiết. |
Hệ thần kinh | Thần kinh trung ương (não, tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (hạch thần kinh và dây thần kinh) | Tiếp nhận, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường. |
Hệ hô hấp | Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. | Giúp cơ thể trao đổi khí. |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. | Lọc máu để bài tiết các sản phẩm dư thừa, độc hại,… |